Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Tú Xương & Nỗi buồn Miến Điện

Th4 18, 2013

Tú Xương & Nỗi buồn Miến Điện

Tưởng Năng Tiến Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh, Người hăm lăm triệu giấc còn say. Tản Đà “Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài Gòn 5 năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông liên lạc bấy […]

Đọc tiếp »

Tự do báo chí – Lời tựa do Orwell đề nghị cho cuốn “Trại súc vật”

Th3 18, 2013

George Orwell Phạm Nguyên Trường dịch Tuy bối cảnh hoàn toàn khác biệt, tôi có cảm giác tiểu luận sau đây của George Orwell được viết cho chính độc giả Việt Nam hôm nay, gần 70 năm sau khi nó ra đời. Không thiếu người ưa trích dẫn những dòng chua chát và phẫn nộ […]

Đọc tiếp »

Hãy mừng cho sự đa dạng nhiều hơn lo cho sự chia rẽ

Th3 3, 2013

Phạm Thị Hoài Bình luận về phát biểu của ông Phạm Hồng Sơn trên BBC Việt ngữ về vấn đề Hiến pháp, trang tin nổi tiếng mang tên Thông tấn xã Vỉa hè của Anh Ba Sàm cho rằng nhà hoạt động dân chủ này đã “dùng thứ từ ngữ lập lờ” để “bài bác“, […]

Đọc tiếp »

Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió

Th2 28, 2013

Phạm Thị Hoài Trước đây tôi hầu như không bước vào trang Gia đình & Xã hội điện tử, nơi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên vài ngày trước còn là phó phòng. Bây giờ nghe danh lại ghé qua, gặp những thông tin đăng kín từ trên xuống dưới như sau: Hậu scandal tình và […]

Đọc tiếp »

Khi báo Nhân dân giới thiệu dâm thư và phim kinh dị

Th2 8, 2013

Khi báo Nhân dân giới thiệu dâm thư và phim kinh dị

Phạm Thị Hoài Báo Nhân dân không ai đọc, nhiều người nghĩ thế. Tôi cho rằng họ sai. Độc giả của tờ báo đầu đàn chính thống này là một tầng lớp đặc biệt, trước hết gồm các đảng viên, tức những người thuộc giai cấp cầm quyền chính trị; sau nữa đến bản thân […]

Đọc tiếp »

Liệu phiên bản Kindle có bắn quá tầm chăng?

Th12 19, 2012

Trần Ngọc Cư Nhờ đọc bài “Hãy giúp chúng tôi tiếp tục làm người đọc văn minh” của tác giả Phùng Nguyễn, tôi mới nảy ra cái ý mua tặng cho hai đứa cháu (không đọc được tiếng Việt) mỗi đứa một cái Kindle làm quà Giáng Sinh, gọi là để khuyến khích tụi nó […]

Đọc tiếp »

Hãy giúp chúng tôi tiếp tục làm người đọc văn minh

Th12 18, 2012

Phùng Nguyễn Trước hết, xin cám ơn tác giả Huy Đức đã cho phát hành tác phẩm Bên thắng cuộc trong dạng ebook trên các kênh phát hành ebook quốc tế Amazon Kindle và Smashwords. Đây là một lựa chọn sáng suốt và can đảm, và riêng với cá nhân tôi, chính là điều tôi […]

Đọc tiếp »

Làm gì, khi mình là một chiếc túi Louis Vuitton?

Th9 20, 2012

Làm gì, khi mình là một chiếc túi Louis Vuitton?

Phạm Thị Hoài Như những người không chịu an phận kiêm một nhà văn (nữ), ngoài những lần thử hình dung mình là Hồ Xuân Hương, là Virginia Woolf, là Simone de Beauvoir – nhưng chưa thử là E. L. James – tôi đã qua khá nhiều hóa thân khác. Tất nhiên tôi đã là […]

Đọc tiếp »

Một nền tư pháp tự chủ và chín chắn

Th9 8, 2012

Phạm Thị Hoài Theo dõi vụ án Hoàng Khương, tôi cho rằng trong niềm hăng say tác nghiệp của một nhà báo dấn thân chống tiêu cực, ông đã hoặc không ý thức rõ việc mình vượt quá ranh giới hợp pháp, hoặc chấp nhận sự vượt quá này với niềm tin rằng nó sẽ […]

Đọc tiếp »

Bóng tối

Th8 24, 2012

Phạm Thị Hoài Điều gì sẽ xảy ra, nếu Di chúc Chính trị mà Lenin viết trên giường bệnh cuối năm 1922 và bổ sung lần cuối đầu năm 1923 về vấn đề nhân sự ở tầng cao nhất của ĐCS Liên Xô được tung lên mạng ngay tại thời điểm đó? Và chủ blog […]

Đọc tiếp »

Báo quan

Th7 23, 2012

Phạm Thị Hoài Ngay trước Ngày Báo chí Cách mạng, khi làng báo Việt Nam còn bận rộn lườm nguýt nhau “anh lá cải, tôi lá cải, chúng ta không lá cải”, một thành viên mới bất ngờ xuất hiện: blog Quan Làm báo. Như một vế đối phụ họa hơn là chọi lại Dân […]

Đọc tiếp »

Ba thao tác giúp báo Người Việt triệt để sửa sai

Th7 16, 2012

Phạm Thị Hoài Đây không phải lần đầu tiên Người Việt gặp rắc rối với cộng đồng nuôi sống và giúp nó trở thành tờ nhật báo tiếng Việt lớn nhất ở hải ngoại. Nó đã nhiều lần xin lỗi và tái xác nhận xin lỗi cộng đồng, chân thành rút kinh nghiệm và sa […]

Đọc tiếp »

Mèo vờn chuột

Th4 15, 2012

Phạm Thị Hoài Ở thời điểm truyền thông Việt Nam đang khâm phục chiến công của mình trong vụ Tiên Lãng, với sự “phối hợp tác chiến một cách rất hoàn hảo” của lề trái và lề phải, theo cách nói của nhà báo Đoan Trang trong bài viết xúc động về “Giọt nước mắt […]

Đọc tiếp »

Vào cuộc

Th3 31, 2012

Cao Hùng Lynh

Trong những năm gần đây, từ “vào cuộc” xuất hiện một cách dày đặc trên báo chí nhà nước, bên cạnh những từ như “quyết liệt,” “trăn trở,” “bức xúc.” Thử google “vào cuộc,” ta gặp nhan nhản các tựa đề bài báo, chẳng hạn, như sau: Cơ quan chức năng vào cuộc vụ “Rợn người đò ngang Nam Phong”, Vụ xì nước đập thủy điện Sông Tranh 2: Bộ Xây dựng vào cuộc, Công an vào cuộc điều tra chất tạo nạc, Thủ tướng vào cuộc vụ đại gia thủy sản nợ tiền nông dân, Quốc hội vào cuộc chuyện lạm thu tiền trường, Đoàn ĐBQH Hải Phòng vào cuộc vụ Tiên Lãng, Mặt trận Tổ quốc vào cuộc vụ cưỡng chế đất đai ở Hải Phòng,… Tại sao có hiện tượng “vào cuộc?”

Dễ thấy, “vào cuộc” tạo cảm giác chủ ngữ của nó không liên can gì đến những rợn người đò ngang hay xì nước đập thủy điện. Và tất nhiên, khi tính nghiêm trọng của sự việc được/bị gia tăng đến mức độ Tiên Lãng, thì “vào cuộc” sẽ lập tức… vào cuộc, hòng làm cho tình trạng liên can của chủ ngữ cũng theo đó mà thoái dần về phía ngược lại, phía zéro. Do vậy, “vào cuộc”, xét cho cùng, đã đẩy chủ ngữ ra bên ngoài mọi sự, để hắn ta có thể lừng lững bước vào trong cuộc, với tư thế của một phán quan mặt sắt, mà ban phát công lý, đương nhiên là ảo, cho dân đen. Thế là “vào cuộc”, như một chiếc khăn, được sử dụng để lau sạch những lem lúa trên khuôn mặt khó coi của chủ ngữ.

Đọc tiếp »

Nhà nước Việt Nam không thích bị gọi là “chính quyền cộng sản”

Th2 15, 2012

Phạm Thị Hoài

Một tác giả Trần Nguyễn nào đó vừa đưa ra một bình luận mang tính đột phá trên Công an Nhân dân, kênh truyền thông rường cột của nhà nước Việt Nam.

Trong bài báo phê phán “Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012” do dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith đệ trình và vừa được thông qua bước đầu tại tiểu ban của ông, ngoài các bình luận đúng giáo án với những cụm từ không thể thiếu như “vu cáo trắng trợn“, “can thiệp thô bạo“…, cũng như bình luận khuyến mại về ngôn từ “không được như một công dân Mỹ bình thường” của ông dân biểu, tác giả bất ngờ đưa ra một bình luận mới mẻ tới mức khó có thể coi đó là một bình luận ad hoc. Xin trích nguyên văn:

‘Ông Smith không hề có một chút tôn trọng nào Quốc hiệu của một dân tộc. Ông gọi Nhà nước “Cộng hòa XHCN Việt Nam” là “Chính quyền Cộng sản”, như cách gọi của những “thuyền nhân”, không có công ăn việc làm, chuyên hành nghề chống Cộng trên đất Mỹ. Ai cũng biết cách gọi Nhà nước Việt Nam là “Chính quyền Cộng sản” có nguồn gốc từ thời kỳ “Chiến tranh Việt Nam” (1954-1975), từ thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN. Cách gọi này không chỉ xúc phạm một Nhà nước, mà còn phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị đã được tạo dựng trong nhiều năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.’

Đọc tiếp »

  Newer Entries »