Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Trước kia tôi mê bóng đá

Th12 27, 2022

Phạm Thị Hoài Trước kia tôi mê bóng đá. Tất nhiên là bóng đá quốc tế. Thế hệ tôi không niệm thần chú những Thể Công, Trọng Hùng, Cao Cường, Ba Đẻn nữa. Chúng tôi, giới văn nghệ và kẻ sĩ miền Bắc, lười vận động cả óc lẫn tứ chi, chém gió bằng những […]

Đọc tiếp »

90 phút yêu nước

Th1 31, 2018

Phạm Thị Hoài                                                      Je schlechter das Land, desto bessere Patrioten                                                                        Johann Wolfgang Goethe Khổng tử từng bàn về đủ vấn đề trọng đại. Quan điểm của ông về tam cương ngũ thường thế nào, chúng ta biết. Chúng ta cũng biết ông lúng túng với phụ nữ, vừa không dám gần vì sợ họ […]

Đọc tiếp »

Lưu Hiểu Ba – Đảng Cộng sản Trung Quốc và hội chứng huy chương vàng Olympic

Th8 21, 2016

Phạm Thị Hoài dịch Dưới chế độ chuyên chế của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, Thế Vận hội Mùa hè 2008 ở Bắc Kinh đã trở thành công cụ chính trị quan trọng nhất để thao túng và khuếch trương tinh thần dân tộc. Lịch sử một trăm năm của Thế Vận hội […]

Đọc tiếp »

Và cuối cùng người Đức đã thắng

Th7 15, 2014

Và cuối cùng người Đức đã thắng

Phạm Thị Hoài Bóng đá lí trí hay bóng đá cảm xúc, đó là câu hỏi truyền thống chia rẽ giới hâm mộ túc cầu. Những phiên bản khác của nó là: bóng đá chiến thuật hay bóng đá cảm hứng, kĩ thuật hay nghệ thuật, hiệu quả hay thẩm mĩ, thực dụng hay trình […]

Đọc tiếp »

World Cup, sự bất lực từ vị trí bên lề và một mỹ học khác về Tổ quốc

Th7 10, 2014

Nguyễn Hoàng Văn Không phải là người cuồng nhiệt với bóng đá nên tôi vẫn thường theo dõi World Cup một cách tuỳ hứng, cầm chừng, hoàn toàn không dính vào mấy trò cá cược, cho đến World Cup năm nay. Chú ý hơn, tôi còn hồi hộp như một tay cá cược hạng nặng […]

Đọc tiếp »

Thành tích và những điều bất chấp

Th11 10, 2013

Thành tích và những điều bất chấp

Bùi Trọng Bảo Những ai theo dõi bóng đá cỡ amateur như tôi chắc cũng biết tên cầu thủ Ashley Young của CLB Manchester United. Cầu thủ này lại vừa vờ ngã để kiếm phạt đền cho đội nhà. Hình ảnh Ashley Young vờ ngã đôi khi đem lại sự xấu hổ cho CLB. Huấn […]

Đọc tiếp »

Lời an ủi cho thể thao Việt Nam

Th8 17, 2012

Phạm Thị Hoài Thể thao chưa bao giờ là một nhu cầu thiết thân của người Việt. Nó luôn đứng cuối bảng giá trị trong đời sống chúng ta, may ra chỉ xếp trên vệ sinh một bậc [1]. Đa số người Việt không biết bơi, không biết chơi một môn thể thao nào, coi […]

Đọc tiếp »

Gợi ý đề thi vào đại học môn văn: Tinh thần Việt Nam

Th8 9, 2012

Phạm Thị Hoài Chuyện thứ nhất: vận động viên cử tạ Trần Lê Quốc Toàn bị tuột huy chương tại Thế vận hội London 2012 vì giật mình do tiếng hô “Việt Nam vô địch! Việt Nam vô địch!” quá to của hai du học sinh Việt Nam trong cảnh im lặng tại nhà thi […]

Đọc tiếp »

Ngồi cạnh cai tù

Th6 30, 2012

Ngồi cạnh cai tù

Phạm Thị Hoài Vài tuần trước ngày khai mạc Giải Euro 2012, để phản đối sự vi phạm nhân quyền của chính phủ Yanukovych qua vụ xét xử và chế độ giam giữ thủ lĩnh đối lập Tymoshenko, các thành viên Ủy ban Châu Âu đồng loạt tuyên bố không đến Ukraine xem đá bóng. […]

Đọc tiếp »

Bóng đá cao cấp

Th1 27, 2012

Phạm Thị Hoài

Một lần vượt qua vòng loại Giải Vô địch Thế giới. Một lần cũng đủ mãn nguyện. Đủ thổi bùng sinh khí dân tộc cho cả một thập kỉ. Đủ đặt bệ phóng cho lòng tự hào của cả một thế hệ và cung cấp huyền thoại cho muôn đời. Đủ dựng một tượng đài thành tích chói lòa cho chúng ta đến soi thể diện. Chúng ta đang nói về bóng đá.

Bóng đá, ở một đất nước còn nhiều khó khăn. Chúng ta chưa có điều kiện cải thiện vị trí 172/179 trong bảng xếp hạng Tự do Báo chí của RSF lên một chút, ngang hàng 117 với đất nước Khmer anh em chẳng hạn, nhưng vị trí thứ 40 trong bảng xếp hạng của FIFA thì đến năm 2020 dứt khoát phải đạt được. Nhà nước Việt Nam sẵn sàng thông qua khoản ngân sách mỗi năm 2000 tỉ, kèm theo một căn hộ cao cấp giữa thủ đô, một biệt thự sang trọng trên một hòn đảo – chừng nào đảo này còn thuộc Việt Nam – và một trụ sở hiện đại cho dự án Chiến lược Bóng đá Cao cấp. Để mời đích thân Pep Guardiola và Lionel Messi, mỗi khi Barça cho họ nghỉ phép, tất nhiên họ nên có quốc tịch phụ là quốc tịch Việt Nam. Cũng như mời các siêu cầu thủ thế giới thỉnh thoảng sang đá hữu nghị, Sepp Blatter và Pelé sang đọc diễn văn và Pierluigi Collina sang mở khóa đào tạo thổi còi.

Đọc tiếp »