Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Quê hương tôi là tiếng Việt

Th7 23, 2020

Phạm Thị Hoài (Trò chuyện với Đinh Thúy Nga, phóng viên báo Tuổi trẻ, tháng 4/1997 tại Hà Nội) Đinh Thúy Nga: Tôi vừa đọc xong Marie Sến, qua một bản photo, cũng vì tò mò muốn biết cái Phạm Thị Hoài mới viết như thế nào. Nói thật là tôi không thích. Tôi thấy […]

Đọc tiếp »

Hoàng Ngọc Hiến – Cái nước mình nó thế

Th9 12, 2019

Phạm Thị Hoài và Trương Hồng Quang thực hiện Sinh thời, nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học Hoàng Ngọc Hiến là một trong những trí thức phê phán giàu ảnh hưởng tại Việt Nam. Ông nổi tiếng với khái niệm „văn học phải đạo“ để chỉ nền văn học chính thống xã hội […]

Đọc tiếp »

Về văn hóa chính trị nhân sĩ – Phỏng vấn Chủ tịch Tập đoàn Dân chủ Đa nguyên Nguyễn Gia Kiểng

Th2 15, 2019

Phạm Thị Hoài thực hiện Phạm Thị Hoài: Thưa anh Nguyễn Gia Kiểng, từ nhiều năm nay anh cảnh báo và thậm chí lên án cách hoạt động đối lập của người Việt mà anh gọi là “làm chính trị nhân sĩ”. Trong bài viết gần đây nhất, thảo luận về “Yêu sách tám điểm […]

Đọc tiếp »

Ngày xứ người, đêm đất mẹ – Trò chuyện với một nhà bất đồng chính kiến lưu vong

Th1 22, 2019

Phạm Thị Hoài thực hiện Cuộc trò chuyện này được thực hiện qua thư điện tử, với nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn, người từng bị chính quyền Việt Nam kết án 13 năm tù, sau giảm thành 5 năm tù và 3 năm quản thúc, nay sống tại Paris, Pháp. Phạm Thị […]

Đọc tiếp »

Phỏng vấn một đảng viên thoái Đảng

Th11 19, 2018

Phạm Thị Hoài thực hiện Phỏng vấn này được thực hiện qua thư điện tử, với một người bạn sống ở Việt Nam, từng cộng tác với tôi ở cả hai giai đoạn làm báo, talawas và pro&contra, bút danh La Thành. Phạm Thị Hoài: Tôi còn nhớ, nhiều năm trước khi chúng ta đang […]

Đọc tiếp »

Trần Vũ phỏng vấn Phạm Thị Hoài: Nhiều Tổ quốc vẫn thích hơn

Th2 21, 2015

Trần Vũ: Từng sống dưới tầng hầm của Viện Sử học Hà Nội nhiều năm tháng, Phạm Thị Hoài thời sinh viên đã đón mùa Xuân dưới nền xi-măng lịch sử này ra sao? Có phải trong căn hầm này Phạm Thị Hoài quan sát và thâu nạp chất liệu cho tiểu thuyết Marie Sến? […]

Đọc tiếp »

Công bất an, chết bất thường

Th9 18, 2014

pro&contra – Phúc trình vừa công bố hôm 16/9/2014 của Human Rights Watch “Công bất an – Những vụ tử vong khi bị tạm giam, giữ và vấn nạn công an bạo hành ở Việt Nam” (bản tiếng Anh và bản tiếng Việt, xem thêm Thông cáo báo chí bản tiếng Anh và bản tiếng […]

Đọc tiếp »

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh – Phần 3: Thoát Trung, thoát Cộng

Th5 27, 2014

Xem kì 1, kì 2 và toàn bài trong bản PDF Lý Kiến Trúc: Ông vừa đề cập một động thái mới diễn ra ở Biển Đông, với giàn khoan HD-981 của Trung Quốc. Theo ông, động thái đó thể hiện ý đồ xâm lược, ý đồ Hán hóa Biển Đông của Trung Quốc đến […]

Đọc tiếp »

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh – Phần 2: Con đường đổi mới

Th5 26, 2014

Xem kì 1: Nhóm Đà Lạt Lý Kiến Trúc: Xin được trở lại với ông Mai Thái Lĩnh. Thưa ông, năm xưa ông đã thoát ly môi trường đang sống để đi theo cộng sản, bây giờ ông lại từ bỏ Đảng Cộng sản. Trải qua một quá trình lâu dài và qua nhiều chế […]

Đọc tiếp »

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh – Phần 1: Nhóm Đà Lạt

Th5 25, 2014

Trong dịp về nước thăm quần đảo Trường Sa theo lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cuối tháng Tư vừa qua, nhà báo Lý Kiến Trúc từ Nam California có dịp gặp gỡ hai thành viên của nhóm Thân hữu Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu và ông Mai Thái Lĩnh. […]

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Nguyễn Quốc Quân – Không có nỗi sợ nào nhỏ hơn nỗi sợ nào

Th10 26, 2013

Phạm Thị Hoài thực hiện Phạm Thị Hoài: Thưa ông Nguyễn Quốc Quân, những chuyển động gần đây nhất tại Việt Nam cho thấy nhu cầu hình thành các tổ chức chính trị và xã hội dân sự ngoài vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản đã được công khai phát biểu. Ông đánh giá […]

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

Th4 28, 2012

Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

Phạm Hồng Sơn thực hiện pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo […]

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Lê Hồng Hà – Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội

Th3 6, 2012

Phỏng vấn Lê Hồng Hà – Đảng chỉ còn vai trò kìm hãm xã hội

pro&contraÔng Lê Hồng Hà, cựu đại tá công an, năm nay 86 tuổi, là người đã tham dự Khóa I cho người Việt Nam về Chủ nghĩa Marx-Lenin tại Bắc Kinh năm 1949 và ở lại làm trợ giảng cho các khóa II, III đến năm 1952. Năm 1953 về nước phụ trách Trường Công an Trung ương (tiền thân của Học viện An ninh hiện nay). Năm 1958 là Chánh văn phòng Bộ Công an dưới thời Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn, là Ủy viên Đảng Đoàn Bộ Công An từ năm 1956. Ông là người đã cùng ông Nguyễn Trung Thành (cựu Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng dưới thời ông Lê Đức Thọ), vào nửa cuối thập niên 1990, đề nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải minh oan cho những nạn nhân trong vụ án có tên “Vụ án chống Đảng theo chủ nghĩa xét lại làm tình báo cho nước ngoài” (tên thường gọi: “Vụ án xét lại chống Đảng”). Không lâu sau ông đã bị khai trừ khỏi Đảng (cùng ông Nguyễn Trung Thành) và bị vào tù một thời gian.

Phạm Hồng Sơn thực hiện

Phạm Hồng Sơn: Thưa ông Lê Hồng Hà, với cương vị là người đã tham gia Cách mạng tháng Tám, Kháng chiến chống Pháp và chứng kiến Kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ Đổi Mới, xin ông cho biết tình hình Việt Nam hiện nay có những vấn đề gì đáng lưu tâm nhất?

Lê Hồng Hà: Tình hình chung hiện nay tôi thấy có ba vấn đề lớn nhất. Thứ nhất là sự đánh giá của ĐCSVN về chính ĐCSVN và về hiện trạng đất nước nói chung là sai lầm. ĐCSVN vẫn cố tô vẽ cho thực trạng hiện nay những điều không có, vẫn tự khoe khoang, huyênh hoang rằng nhờ mình thì đất nước mới có nhiều điều tiến bộ. Ví dụ Đảng luôn cho lịch sử của dân tộc từ khi có Đảng là một bản anh hùng ca. Theo tôi, về công cuộc giải phóng dân tộc thì có thể là anh hùng ca nhưng về việc xây dựng và phát triển đất nước thì từ khi có ĐCSVN đến giờ đó là một quãng lịch sử thất bại. Và giải phóng dân tộc vừa qua cũng không như Đảng nói là nhờ chủ nghĩa Marx-Lenin mà cái chính là do nhân dân đã tiếp thu, tiếp nối được truyền thống yêu nước của dân tộc. Chủ nghĩa Marx-Lenin nếu có chỉ có một phần nhỏ là tập hợp được đoàn kết giữa công nhân và nông dân thôi. Còn thực tế đã cho thấy Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN thì càng phát triển lại càng tụt hậu về nhiều mặt so với các nước trong khu vực. Xây dựng và phát triển đất nước mà lại theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì sai hoàn toàn. Chủ nghĩa Marx-Lenin là một học thuyết đấu tranh giai cấp, là một học thuyết phản phát triển.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Phạm Đình Trọng – Bi kịch Việt Nam

Th2 7, 2012

Phỏng vấn Phạm Đình Trọng – Bi kịch Việt Nam

Loạt phỏng vấn “Chúng ta thử hình dung” hình thành khi blog pro&contra chuẩn bị ra đời. Khi đó, tôi còn nuôi ý định đặt tên cho blog là Imagine. Nhà thơ Hoàng Hưng, không phải đảng viên, và nhà báo La Thành, một đảng viên tự thôi sinh hoạt Đảng, đã chia sẻ hình dung của mình về cái ngày giả định là không còn xa đó. Bài viết sau đây của nhà văn Phạm Đình Trọng, người đã tuyên bố từ bỏ Đảng tịch cuối năm 2009, sau 40 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản, tiếp tục loạt phỏng vấn này.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Tiêu Dao Bảo Cự – Tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào

Th1 29, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự, khi còn là đảng viên, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng như thế nào?

Tiêu Dao Bảo Cự: Tôi vào Đảng ở Miền Nam trước năm 1975 (lúc đó có tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam tức Đảng Cộng sản ở Miền Nam) trong một tình thế hoàn toàn khác với Miền Bắc hoặc cả nước sau 1975. Lúc đó chúng tôi không quan tâm và nói gì đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chỉ có đọc qua đôi chút lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, quan trọng là nghiên cứu 5 bước công tác vận động quần chúng và tập trung cho mục tiêu chống sự can thiệp của Mỹ, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Lê Phú Khải – Tôi nhiều lần từ chối vào Đảng Cộng sản

Th1 22, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Thưa ông Lê Phú Khải, là một công dân ngoài Đảng, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?

Lê Phú Khải: Trong suốt những năm dài sống trong một xã hội chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi thấy mỗi khi Đảng nêu cao khẩu hiệu đoàn kết dân tộc, chiến đấu vì lợi ích dân tộc thì đường lối của Đảng đúng đắn, được nhân dân ủng hộ và Đảng thu được thắng lợi to lớn. Điện Biên Phủ là một dấu son của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Nhưng khi nào Đảng đề cao đấu tranh giai cấp, lấy mục tiêu xã hội chủ nghĩa làm tiêu chí cho mọi chính sách và hành động thì Đảng thất bại hoàn toàn, mất lòng dân và uy tín giảm sút. Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, hợp tác hóa nông nghiệp, v.v… là những thí dụ điển hình về sự thất bại đó.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Hoàng Ngọc Diêu – Tôi không hề bị quê hương từ chối

Th1 15, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Chào anh Hoàng Ngọc Diêu, anh vừa được biết mình là một persona non grata với quê hương?

Hoàng Ngọc Diêu: Thưa chị, tôi vừa hoàn tất một cuộc du hành kéo dài 22 giờ đồng hồ. Trong đó có gần 9 giờ bay từ Sydney về sân bay Tân Sơn Nhất, gần 5 giờ bị giữ ở sân bay Tân Sơn Nhất và gần 9 giờ đồng hồ để bay ngược lại Sydney. Sự việc bắt đầu từ lúc 11 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 1 và kết thúc vào 9 giờ 30 sáng ngày 12 tháng 1 năm 2012. Tôi về Việt Nam lần này là để tham gia diễn thuyết một đề tài kỹ thuật chuyên ngành trong hội thảo kỹ thuật “Tetcon 2012” ở Trung tâm Thông tin Hợp tác Quốc tế Thông tấn tại TP.HCM ngày 13 tháng 1 năm 2012. Đây là một cuộc hội thảo hợp pháp, đã được Sở Thông tin Văn hoá và Ủy ban Nhân dân TPHCM cho phép. Tôi dự định sau đó sẽ tranh thủ thì giờ để ra Nha Trang thăm gia đình trong chuyến đi chớp nhoáng chỉ gói ghém trong 5 ngày này. Thế mà chuyến đi đành phải kết thúc bất ngờ ngay khi tôi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, và tôi đành phải quay về Úc với tâm trạng của một người “lưu vong chính thức”.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn La Thành – Sự điêu tàn của văn hoá

Th1 14, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CSVN sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự. Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?

La Thành: Cái khó của câu trả lời không phải là việc gọi tên những thử thách, chắc chắn đó là một danh sách rất dài, mà là việc phân loại và phân cấp những thách thức đó. Trong sơ đồ của tôi, thách thức lớn nhất, bao trùm nhất sẽ đối diện với chính quyền hậu cộng sản đầu tiên của nước Việt là sự điêu tàn của văn hoá. Mọi thách thức khác đều là thành phần, là hệ luỵ của thách thức này.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Hoàng Hưng – Đã đến lúc chín muồi cho sự ra đời các tổ chức xã hội dân sự

Th1 10, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự.

Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?

Xã hội Việt Nam sẽ cần bao nhiêu lâu để vượt qua di sản đó?

Hoàng Hưng: Vâng, tôi luôn tin rằng cái ngày ấy sẽ đến với đất nước mình, dù không chắc lắm sẽ là 10 năm, biết đâu sớm hơn, hay phải gấp đôi thời gian… thôi thì cứ lấy câu của cụ Hồ dạo nào “5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…”.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Phạm Hồng Sơn – Vụ án Cù Huy Hà Vũ và những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Th1 6, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Thưa anh, vụ án Cù Huy Hà Vũ là một trong những sự kiện nổi bật năm 2011. Bản thân anh từng nhận một bản án tù chính trị năm 2003. Tám năm giữa hai vụ án, anh thấy có những thay đổi gì trong cách mà chính quyền Việt Nam đối xử với những người bất đồng chính kiến?

Phạm Hồng Sơn: Trước tiên xin được nói rõ lại một chi tiết nhỏ: trên văn bản chính thức thì bản án năm 2003 dành cho tôi (và cả bản án dành cho anh Cù Huy Hà Vũ vừa qua) không được coi là án chính trị, mặc dù trong mọi giao tiếp của quá trình tố tụng và thi hành án thì các nhân viên công quyền đều thừa nhận vụ việc của tôi là vụ án chính trị. Vâng, thế là đã tám năm rồi. Nhưng so sánh một cách tổng quát và cơ bản thì tôi không thấy có sự thay đổi gì trong cách chính quyền đối xử với những người bất đồng chính kiến. Mặc dù hai vụ án khác nhau hoàn toàn, như nguồn gốc xuất thân và cách lên tiếng phê phán chính quyền của anh Cù Huy Hà Vũ và tôi, cách tạo lý cớ, qui chụp, trấn áp của chính quyền, v.v. nhưng tinh thần tôn trọng pháp luật và khả năng dung thứ với chỉ trích, quan điểm khác biệt của chính quyền thì vẫn gần như không thay đổi. Hay nói cách khác, chính quyền vẫn giữ nguyên một cách ứng xử, đã thấy có từ năm 1954 đến nay, là phải dùng mọi cách, kể cả những cách phi pháp và thiếu đạo lý để hạn chế, vô hiệu hóa ảnh hưởng đối với xã hội của những người có quan điểm khác biệt với Đảng.

Đọc tiếp »