Bài mới nhất
Th2 29, 2012
Phạm Hồng Sơn
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc tại Hà Nội vào ngày 30/10/1956, đã có bài diễn văn phê bình Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) và chính sách xử lý, sửa sai CCRĐ của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN, lúc đó có tên là Đảng Lao động Việt Nam).
Đề cập cụ thể tới biến cố CCRĐ, nhưng Nguyễn Mạnh Tường không sa vào các chi tiết, vấn đề cục bộ. Ngay từ đầu, không hề úp mở, Nguyễn Mạnh Tường đã chẩn đoán xác định trách nhiệm cao nhất về CCRĐ nằm ở sự lãnh đạo của ĐCSVN, ông nói:
“Chủ yếu tôi sẽ phê phán và truy nguyên các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, nhưng theo ý tôi các sai lầm này chỉ là biểu hiện điển hình và bi đát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của Đảng Lao động…
Tại sao tôi lại tin như vậy? Là vì, không những trong Cải cách Ruộng đất chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết thê thảm. Do đó, nếu chỉ cục bộ hóa các sai lầm, chúng ta không thể rút được bài học kinh nghiệm.”
Có thể do hiểu được tâm lý e ngại của cử tọa khi động chạm tới ĐCSVN, ông lại mạnh mẽ nêu rõ trách nhiệm đó một lần nữa: “các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải cách Ruộng đất này chỉ là những biểu hiện cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo của Đảng Lao động.”
Sau khi xác định rõ trách nhiệm cao nhất về CCRĐ phải thuộc giới lãnh đạo của ĐCSVN, Nguyễn Mạnh Tường đề cập tới các sai lầm có tính kỹ thuật trong CCRĐ, đó là vấn đề pháp lý, đúng hơn là sự bất chấp pháp lý, coi khinh pháp luật của những người thực hiện CCRĐ. Với một sự chân thành tha thiết Nguyễn Mạnh Tường như muốn dốc hết những kiến thức cơ bản về pháp luật để thuyết phục cử tọa:
Đọc tiếp »
Th2 24, 2012
Phạm Thị Hoài
Những lời hùng biện nổi tiếng của Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đang có nguy cơ nhường vị trí đầu bảng cho phát ngôn của Bí thư Thành ủy Hải Phòng ngày 17.2.2012 tại CLB Bạch Đằng, trong đó ông Nguyễn Văn Thành cảnh báo nguy cơ từ tai nạn truyền thông về sự cố trong lãnh địa do ông cai quản, với hơn 1500 bài báo và “5 triệu người vào mạng Gú gờ chấm Tiên Lãng“.
Gú gờ chấm Tiên Lãng, với một sự nghiêm túc tột độ.
Khả năng của Gú gờ là vô tận, chúng ta biết. Nhưng vẫn bị bất ngờ, mà chính Gú gờ cũng sửng sốt. Một chương mới trong lịch sử internet sắp mở. Gú gờ còn có thể chấm rất nhiều thứ khác.
Trước hết là chấm sự dốt nát của vị tiến sĩ kinh tế, cử nhân luật, cử nhân Anh văn Nguyễn Văn Thành, người lãnh đạo cao nhất của Hải Phòng, thành phố trực thuộc trung ương lớn thứ ba trong toàn quốc, chỉ sau TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ở vị trí đó, theo cơ chế chia ghế của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thành hiện là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và có thể lên đến ủy viên Bộ Chính trị.
Ai cũng có cái dốt của mình. Dốt mạng không phải là tội. Nhưng trường hợp “Gú gờ chấm Tiên Lãng” cho thấy hai điều đáng gọi là rùng rợn:
Đọc tiếp »
Th2 19, 2012
Phạm Hồng Sơn
Nói theo ngôn ngữ của những người thích chơi cờ thì bà già Lê Hiền Đức đã đi một nước chiếu tướng làm ngỡ ngàng cả làng cờ Việt Nam trong vụ Tiên Lãng. Sau tiếng súng ở Tiên Lãng, nhiều người còn chưa hết bàng hoàng, bối rối hay mới chỉ dám đưa đẩy thăm dò thì người được Giải thưởng Liêm chính của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2007 đã ra ngay tuyên bố: “Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày, là mối hoạ lớn. Ông Đoàn Văn Vươn đã kêu cầu nhiều lần, nhiều nơi song chẳng ích gì bởi bọn cướp ngày kia quyết tâm cưỡng đoạt lấy được thành quả lao động của ông… chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi.” Tuyên bố đã làm cả những “kỳ thủ” hết sức uy tín phải lên tiếng thán phục, có vị còn tự nhận làm “em” bà già Lê Hiền Đức, dù hơn hẳn 5 tuổi. Sau tuyên bố trên, ông Thủ tướng, không phải quan tòa nhưng là một trong “tứ trụ triều đình”, cũng phán dứt khoát trước công chúng rằng: ”Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã có những sai phạm trong giao đất, thu hồi đất đã giao cho ông Đoàn Văn Vươn.”
Chắc “bọn cướp ngày” ở Tiên Lãng, Hải Phòng chuyến này tự biết không thể hy vọng sẽ được che chắn như vô vàn các vụ việc cướp đoạt khác. Làm gì có ai trong “triều đình” luôn coi Đảng, Bác là mẫu mực lại không tuân theo đòi hỏi chính đáng của một cụ già cả đời luôn tin theo Đảng và lại đã từng là cháu ngoan, liên lạc tin cẩn của Bác?
Nhưng, câu chuyện trong thiên Lương Huệ Vương của sách Mạnh Tử, có từ cách đây mấy ngàn năm, có thể mang lại một cách nhìn khác:
Đọc tiếp »
Th2 15, 2012
Phạm Thị Hoài
Một tác giả Trần Nguyễn nào đó vừa đưa ra một bình luận mang tính đột phá trên Công an Nhân dân, kênh truyền thông rường cột của nhà nước Việt Nam.
Trong bài báo phê phán “Dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012” do dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith đệ trình và vừa được thông qua bước đầu tại tiểu ban của ông, ngoài các bình luận đúng giáo án với những cụm từ không thể thiếu như “vu cáo trắng trợn“, “can thiệp thô bạo“…, cũng như bình luận khuyến mại về ngôn từ “không được như một công dân Mỹ bình thường” của ông dân biểu, tác giả bất ngờ đưa ra một bình luận mới mẻ tới mức khó có thể coi đó là một bình luận ad hoc. Xin trích nguyên văn:
‘Ông Smith không hề có một chút tôn trọng nào Quốc hiệu của một dân tộc. Ông gọi Nhà nước “Cộng hòa XHCN Việt Nam” là “Chính quyền Cộng sản”, như cách gọi của những “thuyền nhân”, không có công ăn việc làm, chuyên hành nghề chống Cộng trên đất Mỹ. Ai cũng biết cách gọi Nhà nước Việt Nam là “Chính quyền Cộng sản” có nguồn gốc từ thời kỳ “Chiến tranh Việt Nam” (1954-1975), từ thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai hệ thống TBCN và XHCN. Cách gọi này không chỉ xúc phạm một Nhà nước, mà còn phá hoại quan hệ hợp tác, hữu nghị đã được tạo dựng trong nhiều năm qua giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.’
Đọc tiếp »
Th2 11, 2012
pro&contra – Sai lầm cục bộ hay sai lầm hệ thống? Câu hỏi đó luôn đặt ra cho bất kì một hệ thống nào. Tác giả bài viết sau đây – GSTS Nguyễn Mạnh Hùng, Khoa Kinh tế, Đại học Laval, Canada – hướng cái nhìn vào việc thực thi dân chủ ở các cấp chính quyền địa phương, sau sự cố Tiên Lãng.
_______________________
Nguyễn Mạnh Hùng
Làm sao nhích thêm một bước hướng đến mục tiêu ổn định đời sống ở nông thôn chao đảo nhiều nơi từ khá lâu. Mười lăm năm trước, GS Tương Lai giải trình biến động Thái Bình, năm năm sau đó ông đã kể 10 cái nhất của nông dân, và đầu Xuân Nhâm Thìn, ông nhắc lời cụ Lê Quí Đôn rằng “phi nông bất ổn”. Với vụ cưỡng chế đất ở Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, được ông Đoàn Văn Vươn đối phó bằng súng hoa cải, tình trạng bất ổn tiềm ẩn khả năng bạo loạn lan rộng. Theo lời cụ Lê Hiền Đức, “thế thiên hành đạo”, vấn đề nông dân bị cướp đất, ức chế, bạo hành… trải từ Nam chí Bắc, và nói như ông cha ta, con giun xéo lắm cũng quằn. Xéo chân trên đất, nông dân oằn người, có kẻ đành chống cưỡng chế bằng cách tự thiêu như ông Nguyễn Văn Đương ở xã Đại Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên.
Đọc tin đưa lên cộng đồng mạng như đã dẫn, ta thấy:
Trong vụ Tiên Lãng, chính quyền từ cấp xã trở lên (ít là đến huyện) thông đồng với nhau, làm không đúng luật, và từ 3, 4 năm nay cố tình cưỡng chiếm đất đai, tài sản một cá nhân đã gầy dựng. Chưa thấy khu vực tư pháp lên tiếng mạnh mồm, hẳn trong trường hợp chưa ngã ngũ, im lặng là vàng. Chỉ có Mặt trận Tổ quốc các cấp, tuy dè dặt, nhưng không kín miệng.
Đọc tiếp »
Th2 9, 2012
Phạm Hồng Sơn
Một điều nguy hiểm hơn nữa trong vụ Tiên Lãng là, đối chiếu với những khái niệm thẩm quyền và quyền lực vừa trình bày, đang tiếp tục có sự đánh tráo hay cố tình nhập nhèm khái niệm thẩm quyền và quyền lực trong giải quyết vụ việc. Về nguyên tắc, trách nhiệm xử lý một tranh chấp, xung đột đã được khởi tố hình sự (đã có dấu hiệu vi phạm bộ luật hình sự) thì thẩm quyền xử lý phải hoàn toàn thuộc các cơ quan của hệ thống tư pháp (judiciary) – bao gồm Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát các cấp, Cơ quan Điều tra và Tòa án Hình sự các cấp. Nhưng đến tận hôm nay qua các phương tiện truyền thông chính thống thì giải quyết vụ việc Tiên Lãng dường như lại đang dựa hoàn toàn vào chỉ đạo của Thủ tướng (thuộc cơ quan hành pháp) và Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN- vẫn chỉ là một đảng chính trị dù là độc nhất). Các báo chí, phương tiện truyền thông chính thống đều tỏ ra rất săn đón hay hoan hỉ trích dẫn những phát biểu, nhận định của các cựu lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN, đưa tin đậm về cuộc họp dự kiến của Thủ tướng về vụ Tiên Lãng, thậm chí nhiều đảng viên cộng sản kỳ cựu còn công khai gửi gắm, kỳ vọng việc “giải quyết tận gốc vụ Tiên Lãng” hoàn toàn cho ông Thủ tướng. VTV1 đã dành riêng một phần trong chương trình thời sự 19h ngày 07/02/2012 để đưa tin cuộc họp báo của tổ chức địa phương của ĐCSVN ở Hải Phòng về vụ Tiên Lãng. Đúng là tất cả những nhân vật, tổ chức vừa nêu đều là những người, những tổ chức có sức hấp dẫn lớn đối với dư luận hoặc là những người, những tổ chức có quyền hay quyền lực rất mạnh nhưng họ hoàn hoàn không có thẩm quyền để phân định đúng sai trong vụ Tiên Lãng. Điều 10 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự qui định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ…” Thế nhưng, nếu chỉ nhìn vào dư luận từ khi tiếng súng nổ ra ở Tiên Lãng đến giờ, tất cả những cá nhân, những cơ quan có thẩm quyền này đều như không hề tồn tại hoặc nếu có thì lại chỉ thể hiện như những chức năng cấp dưới của ông Thủ tướng.
Đọc tiếp »
Th2 7, 2012
Loạt phỏng vấn “Chúng ta thử hình dung” hình thành khi blog pro&contra chuẩn bị ra đời. Khi đó, tôi còn nuôi ý định đặt tên cho blog là Imagine. Nhà thơ Hoàng Hưng, không phải đảng viên, và nhà báo La Thành, một đảng viên tự thôi sinh hoạt Đảng, đã chia sẻ hình dung của mình về cái ngày giả định là không còn xa đó. Bài viết sau đây của nhà văn Phạm Đình Trọng, người đã tuyên bố từ bỏ Đảng tịch cuối năm 2009, sau 40 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản, tiếp tục loạt phỏng vấn này.
Đọc tiếp »
Th2 6, 2012
Phạm Thị Hoài
Tính nghiêm trọng và quy mô của vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, hẳn là chưa đạt mức của vụ Thái Bình 1997, nên tròn một tháng sau khi xảy ra sự việc, tất cả vẫn còn chờ cuộc họp chỉ đạo của Thủ tướng, đồng thời là đại biểu Quốc hội của Hải Phòng, dự kiến vào tuần tới.
Trong khi chờ chỉ đạo, mặc cho dư luận bùng nổ, báo Nhân dân và trang Thông tấn xã Việt Nam vẫn hoàn toàn im lặng về Tiên Lãng, dành chỗ cho tin về các hoạt động “Mừng Đảng, mừng Xuân”, chúc Tết, trồng cây, đi cày, tán chuyện cá Rồng, chính khách tiếp thi nhân, dâng hương, thắp hương, mừng sinh nhật, úy lạo cán bộ hưu trí… Những tờ báo hạt nhân cứng của hệ thống: Công an Nhân dân, Hà Nội Mới, Sài Gòn Giải phóng đều đồng thanh im lặng về Tiên Lãng. Quân đội Nhân dân cũng thế, nhưng chỉ vì phải tập trung chống diễn biến và tự diễn biến hòa bình.
Đọc tiếp »
Th2 3, 2012
Phạm Hồng Sơn
Nếu có thể tóm gọn sự khác nhau giữa độc tài và dân chủ thì có thể nói độc tài luôn tạo ra và nuôi dưỡng sự lạc quan vô tận cho dân chúng còn dân chủ thì khuyến khích sự nghi ngờ về mọi thứ, nhất là về những người có quyền lực, nắm ảnh hưởng dư luận. Kết quả những cuộc thăm dò gần đây của các tổ chức có uy tín cũng cho ra chỉ số lạc quan vào tương lai của người dân ở một số quốc gia độc tài cao hơn rất nhiều so với ở các quốc gia dân chủ, trong khi chất lượng sống nói chung ở các quốc gia độc tài đó lại đang đi xuống và thấp hơn hoặc thấp hơn rất nhiều so với ở các quốc gia dân chủ.
Đọc tiếp »