Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Nguyên thủ quốc gia Việt Nam không nên mặc áo nhái Adidas đi cày ruộng

Th1 31, 2012

Nguyên thủ quốc gia Việt Nam không nên mặc áo nhái Adidas đi cày ruộng

Phạm Thị Hoài

Trong lễ Tịch điền hôm mồng 7 Tết (29.1) vừa qua tại Hà Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã xắn quần đi chân đất theo con trâu và cái cày, thể hiện hình ảnh một vị nguyên thủ quốc gia gần gũi với đồng bào. Tuy là hình ảnh tuyên truyền, nhưng niềm vui chân thành trên gương mặt vốn tiết chế tình cảm của ông Chủ tịch nước cũng khiến tôi vui theo. Hơn nữa, phong cách vốn không cầu kì trong mọi dịp xuất hiện trước công chúng của ông khiến cảnh biểu diễn này không đến nỗi quá kịch. Người ta thường so sánh ông với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự khác nhau giữa hai ông còn biểu hiện trong phong cách trang phục của phu nhân của họ. Đệ nhất phu nhân có vẻ ưa gam tối và không mầu mè. Đệ nhị phu nhân có vẻ ưa mầu sắc, hoa thêu và rồng phượng lấp lánh. Ông Trương Tấn Sang giản dị, nhưng không sa xuống tầm phát ngôn xuề xòa dễ dãi như người tiền nhiệm của ông, nguyên Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Tiêu Dao Bảo Cự – Tôi chẳng cần bất cứ một sự lãnh đạo nào

Th1 29, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Thưa ông Tiêu Dao Bảo Cự, khi còn là đảng viên, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng như thế nào?

Tiêu Dao Bảo Cự: Tôi vào Đảng ở Miền Nam trước năm 1975 (lúc đó có tên là Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam tức Đảng Cộng sản ở Miền Nam) trong một tình thế hoàn toàn khác với Miền Bắc hoặc cả nước sau 1975. Lúc đó chúng tôi không quan tâm và nói gì đến việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chỉ có đọc qua đôi chút lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản, quan trọng là nghiên cứu 5 bước công tác vận động quần chúng và tập trung cho mục tiêu chống sự can thiệp của Mỹ, chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.

Đọc tiếp »

Bóng đá cao cấp

Th1 27, 2012

Phạm Thị Hoài

Một lần vượt qua vòng loại Giải Vô địch Thế giới. Một lần cũng đủ mãn nguyện. Đủ thổi bùng sinh khí dân tộc cho cả một thập kỉ. Đủ đặt bệ phóng cho lòng tự hào của cả một thế hệ và cung cấp huyền thoại cho muôn đời. Đủ dựng một tượng đài thành tích chói lòa cho chúng ta đến soi thể diện. Chúng ta đang nói về bóng đá.

Bóng đá, ở một đất nước còn nhiều khó khăn. Chúng ta chưa có điều kiện cải thiện vị trí 172/179 trong bảng xếp hạng Tự do Báo chí của RSF lên một chút, ngang hàng 117 với đất nước Khmer anh em chẳng hạn, nhưng vị trí thứ 40 trong bảng xếp hạng của FIFA thì đến năm 2020 dứt khoát phải đạt được. Nhà nước Việt Nam sẵn sàng thông qua khoản ngân sách mỗi năm 2000 tỉ, kèm theo một căn hộ cao cấp giữa thủ đô, một biệt thự sang trọng trên một hòn đảo – chừng nào đảo này còn thuộc Việt Nam – và một trụ sở hiện đại cho dự án Chiến lược Bóng đá Cao cấp. Để mời đích thân Pep Guardiola và Lionel Messi, mỗi khi Barça cho họ nghỉ phép, tất nhiên họ nên có quốc tịch phụ là quốc tịch Việt Nam. Cũng như mời các siêu cầu thủ thế giới thỉnh thoảng sang đá hữu nghị, Sepp Blatter và Pelé sang đọc diễn văn và Pierluigi Collina sang mở khóa đào tạo thổi còi.

Đọc tiếp »

Nền tảng nào cho đoàn kết?

Th1 24, 2012

Phạm Hồng Sơn

Đoàn kết luôn là một khát khao hệ trọng của mọi lực lượng, thế lực muốn có sức mạnh tối đa, bất kể ác hay thiện, thần thánh hay ma quỉ. Nhưng có thể thấy có bao nhiêu con người, đoàn thể khác nhau, có bao nhiêu lực lượng, sức mạnh khác nhau thì cũng có thể có bấy nhiêu loại đoàn kết với những nền tảng, mục đích khác nhau. Với đoàn kết, cả một dân tộc có thể thoắt biến thành một khối thành đồng trước sự tấn công, uy hiếp của ngoại bang. Nhưng cũng nhân danh đoàn kết, người ta có thể khiến cả một dân tộc anh hùng phải im lặng, cúi đầu trong kiếp đọa đầy, nô lệ. Bằng đoàn kết, người ta có thể thu hút, qui tụ được những tài năng, khả năng khác hẳn nhau thành những sức mạnh vô song cho tiến bộ. Nhưng cũng bằng đoàn kết, người ta có thể gạt bỏ, thủ tiêu mọi ý kiến khác biệt thậm chí cả sinh mạng của những người, những cộng đồng có tiềm năng sáng tạo xuất chúng nhất.

Vậy có một nền tảng nào khiến cho mọi người có thể đoàn kết, chia sẻ, gắn bó với nhau ở mọi lúc, mọi nơi? Có giá trị nào làm nền tảng khiến cho sự đoàn kết không thể trở thành cưỡng bức, đồng lõa hay làm bình phong cho những lầm lạc, tội ác? Có nền tảng đoàn kết nào có thể tập hợp được sức mạnh, tiềm năng của tất cả mọi người nhưng không đe dọa tới sự khác biệt, tính riêng tư, khả năng độc lập của mỗi cá nhân? Có giá trị nào có thể giúp con người có thể đoàn kết nhưng không biến họ thành con tin của đoàn kết?

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Lê Phú Khải – Tôi nhiều lần từ chối vào Đảng Cộng sản

Th1 22, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Thưa ông Lê Phú Khải, là một công dân ngoài Đảng, ông trải nghiệm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?

Lê Phú Khải: Trong suốt những năm dài sống trong một xã hội chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi thấy mỗi khi Đảng nêu cao khẩu hiệu đoàn kết dân tộc, chiến đấu vì lợi ích dân tộc thì đường lối của Đảng đúng đắn, được nhân dân ủng hộ và Đảng thu được thắng lợi to lớn. Điện Biên Phủ là một dấu son của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Nhưng khi nào Đảng đề cao đấu tranh giai cấp, lấy mục tiêu xã hội chủ nghĩa làm tiêu chí cho mọi chính sách và hành động thì Đảng thất bại hoàn toàn, mất lòng dân và uy tín giảm sút. Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, hợp tác hóa nông nghiệp, v.v… là những thí dụ điển hình về sự thất bại đó.

Đọc tiếp »

Sự lạc quan vô tận

Th1 17, 2012

Phạm Thị Hoài

Ông Chu Hảo là mẫu mực của một người đối lập trung thành.

Đối lập trung thành tại Việt Nam là ai? Theo quan niệm của tôi, họ là những người không hài lòng với hệ thống chính trị trong nhiều vấn đề lớn, công khai phản biện và tìm giải pháp thay đổi trong phạm vi các vấn đề đó, nhưng không đụng chạm, hay tránh đụng chạm đến nền tảng tồn tại của hệ thống. Họ gắn bó với hệ thống vì xác tín, vì thói quen hoặc vì không có, hay không biết đến lựa chọn nào khác. Họ góp phần tích cực xây dựng và duy trì hệ thống, và qua đó có địa vị, uy tín và những quyền lợi nhất định trong hệ thống. Mong muốn của họ là cải tạo hệ thống nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của nó. Sự sụp đổ này đồng nghĩa với sự phủ định họ ở một số phương diện căn bản. Điều đó chắc chắn là đau đớn.

Họ thường là đảng viên Đảng Cộng sản, lực lượng chính trị duy nhất độc quyền cầm quyền và độc quyền xác quyết sự độc quyền của mình trong Hiến pháp Việt Nam. Giới hạn xa nhất mà họ có thể đi là thỉnh cầu Đảng của họ nhượng cho những lực lượng chính trị khác thuê vài mét vuông để ngụ cư trong lãnh địa mênh mông của Đảng mà hợp đồng thuê đương nhiên do Đảng soạn thảo. Như thế là đã quá nhiều hào phóng.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Hoàng Ngọc Diêu – Tôi không hề bị quê hương từ chối

Th1 15, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Chào anh Hoàng Ngọc Diêu, anh vừa được biết mình là một persona non grata với quê hương?

Hoàng Ngọc Diêu: Thưa chị, tôi vừa hoàn tất một cuộc du hành kéo dài 22 giờ đồng hồ. Trong đó có gần 9 giờ bay từ Sydney về sân bay Tân Sơn Nhất, gần 5 giờ bị giữ ở sân bay Tân Sơn Nhất và gần 9 giờ đồng hồ để bay ngược lại Sydney. Sự việc bắt đầu từ lúc 11 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 1 và kết thúc vào 9 giờ 30 sáng ngày 12 tháng 1 năm 2012. Tôi về Việt Nam lần này là để tham gia diễn thuyết một đề tài kỹ thuật chuyên ngành trong hội thảo kỹ thuật “Tetcon 2012” ở Trung tâm Thông tin Hợp tác Quốc tế Thông tấn tại TP.HCM ngày 13 tháng 1 năm 2012. Đây là một cuộc hội thảo hợp pháp, đã được Sở Thông tin Văn hoá và Ủy ban Nhân dân TPHCM cho phép. Tôi dự định sau đó sẽ tranh thủ thì giờ để ra Nha Trang thăm gia đình trong chuyến đi chớp nhoáng chỉ gói ghém trong 5 ngày này. Thế mà chuyến đi đành phải kết thúc bất ngờ ngay khi tôi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, và tôi đành phải quay về Úc với tâm trạng của một người “lưu vong chính thức”.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn La Thành – Sự điêu tàn của văn hoá

Th1 14, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng CSVN sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự. Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?

La Thành: Cái khó của câu trả lời không phải là việc gọi tên những thử thách, chắc chắn đó là một danh sách rất dài, mà là việc phân loại và phân cấp những thách thức đó. Trong sơ đồ của tôi, thách thức lớn nhất, bao trùm nhất sẽ đối diện với chính quyền hậu cộng sản đầu tiên của nước Việt là sự điêu tàn của văn hoá. Mọi thách thức khác đều là thành phần, là hệ luỵ của thách thức này.

Đọc tiếp »

Chống hòa bình, giảm bạo lực?

Th1 13, 2012

Phạm Hồng Sơn

Mặc dù ở Việt Nam chưa có những đánh giá đầy đủ, hệ thống về tình trạng bạo lực trong xã hội, nhưng chỉ cần nhìn vào một số vụ án được dư luận chú ý gần đây thì có thể thấy xu hướng sử dụng bạo lực trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa người dân với người của chính quyền đang có chiều hướng trầm trọng thêm. Gần đây nhất là vụ một gia đình nông dân, ngày 05/01/2012, ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã chủ động tấn công lực lượng cưỡng chế đất bằng vũ khí nóng và vụ nổ lớn tại thành phố Thái Nguyên, ngày 07/01/2012, nhằm vào nhà riêng của Giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên – một trong những cái “nôi cách mạng” với ATK (an toàn khu) Định Hóa nổi tiếng. Cả hai vụ án không hề liên quan với nhau, xảy ra cách nhau chưa đầy hai ngày, với cùng một cách thức dùng thuốc nổ nhằm vào mục tiêu là người thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ và thực thi pháp luật. Nếu như trong vụ án tại Tiên Lãng những người nông dân đã phải viện tới bạo lực như cách thức tự vệ cuối cùng trong sự tuyệt vọng về công lý để bảo vệ danh dự và tài sản chính đáng cho gia đình của họ thì trong vụ án tại thành phố Thái Nguyên, động cơ và người chủ mưu vẫn chưa sáng tỏ. Rất may, cho tới nay cả hai vụ việc đều không có án mạng. Tuy nhiên, cả hai vụ đều là biểu hiện rõ của cách thức dùng bạo lực nhằm giải quyết vướng mắc, ẩn ức với người của chính quyền.

Đọc tiếp »

Tội và lỗi

Th1 12, 2012

Phạm Thị Hoài

Bản án kịch khung 18 năm tù cho Lê Văn Luyện đang gây phẫn nộ trong dân chúng. “100 % người dân đồng tình xử tử Lê Văn Luyện” là ý kiến một độc giả trên VnExpress. Vô số độc giả trên khắp các diễn đàn khác hô “Giết! Giết!”. Thất vọng vì giới hạn của luật pháp, họ tìm ra những hình phạt khác. Người đề nghị, phải “treo nó lên ngoài phố, mỗi người đi qua xẻo một miếng, bao giờ nó chết thì ném xuống sông”, “phải tháo khớp rút gân cho nằm đó chờ chết”, “giam chung nó với giang hồ miền Nam Á cho nếm mùi địa ngục mỗi ngày trong suốt 18 năm trời. Sau đó thả nó về với đời nhưng công khai và không có bảo vệ để sau 18 năm địa ngục, người dân cho nó nếm mùi tử thần”. Người tiên đoán, “tên Lê Văn Luyện sẽ được xóa sổ trong một ngày gần nhất. Nếu y không nhận được bản án thích đáng từ pháp luật thì cũng bị bạn tù làm thay cái điều mong muốn của bạn đọc.” Trên trang Facebook “Một triệu chữ ký đề nghị tử hình Lê Văn Luyện“, một thành viên đưa ra giải pháp: “Tòa không xử tử hình thì chém bỏ mẹ tòa đi”.

Đọc tiếp »

Ước mơ, pro & contra

Th1 11, 2012

Phạm Hồng Sơn

Năm 1848 Karl Marx đã tuyên bố ước mơ cháy bỏng của ông về một thế giới hạnh phúc, công bằng. Tuyệt đối không có người bóc lột người, một thế giới không còn giai cấp. Không còn khoảng cách giàu nghèo, tất cả chỉ còn một giai cấp có tên là “vô sản”. Karl Marx đã xác quyết ước mơ của mình: “Những người Cộng sản chẳng cần phải che giấu quan điểm và mục đích của mình rằng những mục tiêu đó chỉ có thể đạt được bằng sự lật đổ bằng bạo lực tất cả các giá trị, cấu trúc, rường cột của xã hội hiện hành.”

Hai mươi năm sau, năm 1868, Jules Verne, khi viết cuốn Hai vạn dặm dưới biển (Vingt mille lieues sous les mers), cũng bày tỏ một ước mơ về một thiết bị tối tân giúp con người có thể sống và chu du dài ngày dưới biển hết sức thoải mái. Ước mơ của Verne hoàn toàn khác và có thể khiêm tốn hơn của Marx, nhưng không kém phần cháy bỏng. Verne đã tâm sự với cha: “Đã có lần con viết cho cha rằng con đang nảy ra ý nghĩ rất xa hiện thực. Nhưng không phải như vậy. Tất cả những gì con người có khả năng hình dung ra được thì họ sẽ tìm được cách thực hiện.”

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Hoàng Hưng – Đã đến lúc chín muồi cho sự ra đời các tổ chức xã hội dân sự

Th1 10, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Chúng ta thử hình dung, một ngày nào đó không xa, trong vòng một thập niên tới, Việt Nam sẽ chuyển thành công từ thể chế độc quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam sang dân chủ đa nguyên, với nhà nước pháp quyền dựa trên tam quyền phân lập, với tự do tư tưởng và ngôn luận, tự do hội họp và xã hội dân sự.

Khi đó, cái di sản kéo dài gần ba phần tư thế kỉ ở miền Bắc và gần một nửa thế kỉ trên toàn quốc đó sẽ đặt chế độ mới trước những thử thách nào?

Xã hội Việt Nam sẽ cần bao nhiêu lâu để vượt qua di sản đó?

Hoàng Hưng: Vâng, tôi luôn tin rằng cái ngày ấy sẽ đến với đất nước mình, dù không chắc lắm sẽ là 10 năm, biết đâu sớm hơn, hay phải gấp đôi thời gian… thôi thì cứ lấy câu của cụ Hồ dạo nào “5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa…”.

Đọc tiếp »

84 năm sau: máu thắm đầm Cống Rộc

Th1 9, 2012

84 năm sau: máu thắm đầm Cống Rộc

Phạm Thị Hoài

Không phải ngẫu nhiên mà vụ xung đột đổ máu tại khu đầm Cống Rộc thuộc huyện Tiên Lãng, Hải Phòng ngày 5.1.2012 được so sánh với Vụ án Nọc Nạn tại làng Phong Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu năm 1928.

Nọc Nạn đã lên phim, lên tuồng, lên di tích lịch sử.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Phạm Hồng Sơn – Vụ án Cù Huy Hà Vũ và những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Th1 6, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Thưa anh, vụ án Cù Huy Hà Vũ là một trong những sự kiện nổi bật năm 2011. Bản thân anh từng nhận một bản án tù chính trị năm 2003. Tám năm giữa hai vụ án, anh thấy có những thay đổi gì trong cách mà chính quyền Việt Nam đối xử với những người bất đồng chính kiến?

Phạm Hồng Sơn: Trước tiên xin được nói rõ lại một chi tiết nhỏ: trên văn bản chính thức thì bản án năm 2003 dành cho tôi (và cả bản án dành cho anh Cù Huy Hà Vũ vừa qua) không được coi là án chính trị, mặc dù trong mọi giao tiếp của quá trình tố tụng và thi hành án thì các nhân viên công quyền đều thừa nhận vụ việc của tôi là vụ án chính trị. Vâng, thế là đã tám năm rồi. Nhưng so sánh một cách tổng quát và cơ bản thì tôi không thấy có sự thay đổi gì trong cách chính quyền đối xử với những người bất đồng chính kiến. Mặc dù hai vụ án khác nhau hoàn toàn, như nguồn gốc xuất thân và cách lên tiếng phê phán chính quyền của anh Cù Huy Hà Vũ và tôi, cách tạo lý cớ, qui chụp, trấn áp của chính quyền, v.v. nhưng tinh thần tôn trọng pháp luật và khả năng dung thứ với chỉ trích, quan điểm khác biệt của chính quyền thì vẫn gần như không thay đổi. Hay nói cách khác, chính quyền vẫn giữ nguyên một cách ứng xử, đã thấy có từ năm 1954 đến nay, là phải dùng mọi cách, kể cả những cách phi pháp và thiếu đạo lý để hạn chế, vô hiệu hóa ảnh hưởng đối với xã hội của những người có quan điểm khác biệt với Đảng.

Đọc tiếp »

Thoái hóa

Th1 4, 2012

Phạm Thị Hoài

Trong bài “Lạc quan đen” đăng ngày 03.01.2012, tôi đã dịch khái niệm tiếng Đức Entartete Kunst trong ngôn ngữ của Đế chế Đức Quốc xã là “Nghệ thuật vô loài”.

Bạn Phạm Kỳ Đăng đề nghị chuyển thành “Nghệ thuật vong loài”. Vong loài gần với entartet hơn hẳn vô loài, cảm ơn gợi ý của bạn.

Tôi đã không hài lòng khi chọn vô loài. Trong tiếng Việt, thoái hóa là khái niệm chính xác nhất để dịch entartet, nhưng tôi đã không chọn. Vì sao?

Đọc tiếp »

Lạc quan đen

Th1 3, 2012

Lạc quan đen

Phạm Thị Hoài

Mở đầu blog, tôi muốn chia sẻ với bạn một trong những tác phẩm nghệ thuật mà tôi thích nhất, của một trong những tác giả mà tôi yêu nhất, đó là bức “Hai người đàn ông gặp nhau, người này tưởng người kia ở địa vị cao hơn mình” (Zwei Männer, einander in höherer Stellung vermutend, begegnen sich), còn có tên khác là “Chào” (Begrüßung), của Paul Klee thời ông còn chưa xuất hiện trước công chúng (1903).

Tuy hai nhân vật trong tranh được nhận dạng là Wilhelm II. (1859-1941), hoàng đế cuối cùng của Đế chế Đức, người bên trái, và Franz Joseph I (1830-1916), hoàng đế Áo, người bên phải, nhưng họ là ai không quan trọng lắm. Quan trọng là động tác khom lưng cúi gối phổ biến trong toàn cõi nhân gian và cả ở những tầng cao nhất.

Đọc tiếp »

Vài lời về pro&contra

Th1 2, 2012

Phạm Thị Hoài

Những năm trước, khi phụ trách trang talawas, tôi có rất ít thời gian để viết. Nay blog cá nhân này cho tôi cơ hội tự thử bút trong lĩnh vực báo chí truyền thông và dành chỗ cho một số khách mời.

Sống ở nước ngoài và từ 9 năm nay không được về Việt Nam, những bài viết từ xa của tôi chủ yếu dựa trên thông tin và kết quả tra cứu từ những nguồn gián tiếp. Đó là một bất lợi hiển nhiên cho người viết báo, dù các phương tiện truyền thông trong thời đại này có thể cung cấp những khả năng dường như vô hạn. Bù lại, tôi hi vọng có thể khai thác thế mạnh trong cái nhìn từ ngoài vào của mình, từ cuộc sống ở một quốc gia khác hẳn Việt Nam trong hầu hết mọi phương diện.

Đọc tiếp »