Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Tử tù Claude Gueux (2)

Th12 5, 2014

Tử tù Claude Gueux (2)

Victor Hugo Phạm Hồng Sơn dịch và chú thích Xem kì 1 và toàn văn trong bản PDF Nơi diễn ra những việc vừa nói là một căn buồng hình chữ nhật có các cửa sổ trổ dọc theo hai bức tường dài và có hai cửa ra vào ở hai đầu. Các máy cùng […]

Đọc tiếp »

Tử tù Claude Gueux (1)

Th12 4, 2014

Tử tù Claude Gueux (1)

Victor Hugo Phạm Hồng Sơn dịch và chú thích Lời giới thiệu của người dịch Có thể nói dấu hiệu trung thực nhất của một hệ thống luật pháp đã bị tha hóa là tử tội hoàn toàn thản nhiên trước cái chết do luật pháp thi hành. Nhưng dấu hiệu đó cũng cho thấy […]

Đọc tiếp »

Rảnh háng

Th6 5, 2014

Nguyễn Viện (8 truyện cực ngắn) 1. Từng bước, tôi lết chân tới chỗ mà tôi biết là không thể khác được. 2. Hắn leo lên lầu 7 rồi nhảy xuống bãi cỏ xanh bên dưới. 3. Dưới gốc mận, cô gái khóc vì quả mận đang chín tới của mình vừa bị cắn một […]

Đọc tiếp »

Tứ tuyệt

Th4 2, 2014

Khuất Đẩu Bác tôi có bốn người con, đều là gái. Nói theo kiểu miền Bắc là vịt giời, nói theo xứ này là ngao. Toàn là những tiếng dè biểu, chê bai. Chờ mãi mà chẳng có một thằng cu, nên bác trai cảm thấy cái chức trưởng họ của mình nó lỏng chỏng […]

Đọc tiếp »

Liếm

Th12 23, 2013

Khuất Đẩu Gã sở hữu một cái lưỡi dài, thật dài. Có thể là dài đến cả tấc, xuống tận cằm. Mà cũng có thể là dài đến cả thước, xuống tận gối. Bình thường, gã cũng như mọi người, nghĩa là không ai thè lưỡi ra liếm được cái mũi của chính mình. Nó […]

Đọc tiếp »

Thiến!

Th11 18, 2013

Khuất Đẩu Khi tôi còn bé, những buổi trưa ở thôn quê thật buồn. Chỉ có nắng ngùn ngụt như bốc khói. Và gió, những cơn gió hừng hực đuổi lũ rơm rạ cuống quít chạy trốn trên đường làng. Cái tiếng gà trưa lúc này nghe ra đúng là thật não nùng. Mà cái […]

Đọc tiếp »

Đã đến lúc, dù không đúng lúc, ông tôi chết!

Th8 21, 2013

Khuất Đẩu Truyện ngắn Ông tôi đã chết! Chết ở tuổi 99 nên sự tiếc thương được mọi người dành cho ông chỉ là: Uổng quá há, còn năm nữa thôi, sao không ráng sống cho đủ trăm? Làm như thể “đủ trăm” thì ông mọc được cánh mà bay lên giời! Dĩ nhiên, vì […]

Đọc tiếp »

Đĩ thúi (5)

Th5 10, 2013

Nguyễn Viện Tiểu thuyết Xem kì 1, kì 2, kì 3 và kì 4 Đọc toàn bộ tác phẩm bằng bản PDF 18. “Súng Shotgun hay còn gọi súng bắn đạn hoa cải, súng bắn đạn ghém… tùy vào loại đạn mà nó bắn ra, là loại súng được thiết kế thường dùng để bắn khi tựa vào vai, bắn ra loại […]

Đọc tiếp »

Đĩ thúi (4)

Th5 9, 2013

Nguyễn Viện Tiểu thuyết Xem kì 1, kì 2 và kì 3 12. Hồ Tôn Hiến ném chai rượu vào tường. Tiếng thủy tinh vỡ sắc nhọn. Đạm Tiên dâng một chai rượu khác, Hồ Tôn Hiến tiếp tục ném vào tường. Khi Hồ Tôn Hiến mỏi tay, thẫn thờ… Đạm Tiên cởi quần áo […]

Đọc tiếp »

Đĩ thúi (3)

Th5 7, 2013

Nguyễn Viện Tiểu thuyết Xem kì 1 và kì 2 8. Nhà tù vốn là một chung cư cho nhân viên Mỹ trước 1975, được cải tạo thành trại giam. Nguyễn và Mã Kiều Nhi bị tống vào đây sau một đêm nằm trong đồn công an phường. Họ ở hai phòng khác nhau. Chuyện […]

Đọc tiếp »

Đĩ thúi (2)

Th5 6, 2013

Nguyễn Viện Tiểu thuyết Xem kì 1 6. Năm Gia Tĩnh thứ 35, Hồ Tôn Hiến làm Án sát Chiết Giang vận động Thúy Kiều xúi Từ Hải qui hàng triều đình. Sau vụ dẹp giặc Từ Hải và các đầu mục khác, Hồ Tôn Hiến muốn được thăng chức xứng đáng với công lao […]

Đọc tiếp »

Đĩ thúi (1)

Th5 3, 2013

Nguyễn Viện Tiểu thuyết Trong cuốn tiểu thuyết phản lịch sử, phản hư cấu, phản hiện thực và phản tiểu thuyết này, các nhân vật chính của tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng nhất, Truyện Kiều, và cả tác giả của nó, Nguyễn Du, bước thẳng ra từ hư cấu và lịch sử […]

Đọc tiếp »

Tiếng chuông dưới đáy sông

Th10 4, 2012

Tiếng chuông dưới đáy sông

Khuất Đẩu Xin dâng tặng Trà My Như mọi con sông ở đất Chămpa cũ, con sông ấy không dài, cũng không rộng. Nó được sinh ra và lớn lên từ những ngọn núi tròn đầy mà những người theo đạo Hindu tưởng chừng như bầu vú của những con bò cái thánh thần. Nghĩa […]

Đọc tiếp »

Nhựt kí đời tui

Th9 26, 2012

Cao Hùng Lynh (Nhân ngày có định nghĩa mới về tự do) Sáng: 5:30 – móc tự do ra đái; – nhét tự do vô quần, rửa tay, cười sảng khoái, nghĩ mần đờn ông sướng; bọn đờn bà không có tự do. 6:00 – phóng xe ra quán cóc, kêu ly cà phê, rít […]

Đọc tiếp »

Từ Yên Tử nhìn xuống

Th8 30, 2012

Nguyễn Viện Truyện cực ngắn liên hoàn 1. Chiếc áo lông ngỗng * Họ được quyền im lặng Vì đang ăn (cái gì đấy thì ai cũng biết) Đứng trên đỉnh Yên Tử, Phật hoàng Trần Nhân Tông nhìn thấy 9 ngàn tàu cá lạ hôm trước, chưa kịp nói gì, hôm sau lại thấy […]

Đọc tiếp »

Cà phê sáng ở Sài Gòn

Th7 12, 2012

Nguyễn Viện Trong hẻm nhỏ nhà hắn, vừa đúng chuẩn qui định 4 thước, có 3 chiếc xe gắn máy dựng bất thường chiếm mất 1 thước lối đi, thêm sáu người đàn ông đứng loanh quanh nên nhiều khi lối đi chỉ còn 1 thước. Vợ hắn bảo: “Chướng. Mỗi khi nhìn thấy chúng, […]

Đọc tiếp »

Máu gòe là gì?

Th6 3, 2012

Nguyễn Viện Sau khi đăng bài “Máu tôi đã gòe rồi” trên Tiền Vệ, có người hỏi tôi: “Máu gòe là gì?”. Đây là câu trả lời. ĐỊNH NGHĨA 1 Khi bọn cướp xông vào xục xạo và cưỡng chiếm nhà anh Anh cầu cứu Trời Phật và mọi loại thánh thần ở trần gian […]

Đọc tiếp »

Những điều cần biết trước khi mang bầu

Th5 14, 2012

Nguyễn Viện Không thể chịu đựng nổi cái tình trạng phẳng lì khô khốc, hắn muốn thoát ra bằng cách nhảy từ ban công tầng bảy xuống bãi cỏ bên dưới. Hắn không nghĩ rằng bãi cỏ mượt sẽ làm hắn thoải mái hơn hay bớt tẻ nhạt hơn, mà đơn giản chỉ vì hắn […]

Đọc tiếp »

Biên bản

Th3 27, 2012

Biên bản

Nguyễn Viện

Huế, năm 1968. Khi ấy ông H làm cán bộ đội tuyên truyền, nhìn thấy người bạn bị trói cùng với một đám “ngụy quân, ngụy quyền”. H hỏi T: “Sao ông lại ở đây?”. T bảo: “Tôi cũng không biết tại sao”. H nói với người chỉ huy: “Anh này là người của chúng tôi”. T được thả ra và xung vào nhóm đào công sự cho bộ đội Thanh Hóa. Mồ hôi chưa đổ bao nhiêu, một quả pháo rơi xuống, T bị thương và được chuyển về hậu phương chữa trị, nghiễm nhiên trở thành một chú thương binh bộ đội Cụ Hồ, thuộc tỉnh đội Thanh Hóa.

Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân thất bại, H cũng phải bỏ Huế chạy ra miền Bắc.

Đấy là một chiến trường khác, không súng đạn nhưng cũng không kém phần máu me của thân phận trí thức.

Họ đã thoát chết. Bây giờ cả hai đều là bạn tôi.

Tôi hỏi H này và một H khác cũng từng là sinh viên tranh đấu ở các đô thị miền Nam: “Theo chỗ tôi thấy, hình như đám tranh đấu các ông không được mấy trọng dụng sau ngày chiến thắng?”

H bảo: “Đó là vấn đề quan điểm”.

Nhưng H khác kể tôi nghe câu chuyện này: “Sau ngày giải phóng, ông Lê Đức Thọ vào Sài Gòn, ông nói với các đồng chí của mình về những người trí thức miền Nam theo cộng sản, đại ý: “Bọn tiểu tư sản trí thức này không tin được. Rồi cũng sẽ có ngày chúng nó quay lại chống mình”.

H bảo, “Khi tôi ở miền Bắc, tôi đã chứng kiến cái cảnh kiêu binh của bọn bần cố nông, tức cái đám bần cùng dốt nát nhưng được xem là cốt cán của chế độ. Cũng như tôi đã thấm đòn thân phận trí thức và nhận ra sự đểu cáng tột cùng của cái cơ chế bần cố nông kiêu hùng làm chủ đó”.

Tôi nói: “Và rồi đúng theo quan điểm lý luận về giai cấp. Thằng tiểu tư sản trí thức như ông đã quay lại chống Đảng?”

Đọc tiếp »