Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Trước kia toàn bộ chiến thuật thời trang của tôi là phòng thủ

Th2 17, 2023

Phạm Thị Hoài Trước kia toàn bộ chiến thuật thời trang của tôi là phòng thủ. Giữ, đỡ, che chắn một pháo đài hình trụ quá ngắn và quá vô lý, lép chỗ cần lồi để lồi chỗ cần lép. Tôi không thể đàng hoàng đi giày bệt vì sợ lệt xệt làm một chiếc […]

Đọc tiếp »

Buồn ơi, nhẹ thôi

Th7 14, 2022

Phạm Thị Hoài Bạn vừa công bố một nỗi buồn. Xen chút dỗi hờn, khi gặp lại một tác phẩm bạn dịch, bản đề tặng tôi, từ hàng sách cũ. Về chuyện này, có lẽ chỉ cần nói rằng gần hai mươi năm nay tôi xa Việt Nam là đủ. Tôi đã không tính đến […]

Đọc tiếp »

Thanh điệu

Th2 15, 2021

Thanh điệu Phạm Thị Hoài Chị ngồi ở mép giường, như một đụn dấu hỏi tuột khỏi nguyên âm. Từ phút đầu, căn hộ một phòng chèn hoa nhựa và che bằng họa báo của chị đã báo hiệu một thanh điệu lạc. Tôi quan niệm nghề viết cuối cùng là biến mọi thứ thành […]

Đọc tiếp »

Thung lũng đen

Th2 9, 2021

Phạm Thị Hoài “Ngọn đồi đen” theo tôi là một phát ngôn nhảm nhí và gần như loạn trí chứ không dụng ý kì thị chủng tộc. Não trạng phân biệt chủng tộc tuy vô tình xuất lộ trong cái thái độ như thể ái ngại bề trên của một người đàn ông châu Á […]

Đọc tiếp »

Lá phiếu của họ

Th10 30, 2020

Phạm Thị Hoài Gần đây tôi nhận được một số tin nhắn từ người Việt ở Mỹ ủng hộ Trump. Mẫu số chung của những lời thóa mạ và cả đe dọa cá nhân này là chống cộng; tôi được tặng danh hiệu “mụ cộng cái”, chứng chỉ “con chó điên ăn cứt cộng sản” […]

Đọc tiếp »

Sợ quá, đóa hồng môn

Th2 13, 2020

Sợ quá, đóa hồng môn

Phạm Thị Hoài Hoa có thể thiết yếu với phần lớn các nhà thơ, song người viết văn xuôi, kể cả loại trung bình, chẳng ai bỏ vào hoa một phần ba ý nghĩ nghiêm túc. Nhà văn Việt tả một khoảnh vườn thì dĩ nhiên có gốc hồng khóm cúc, tả Tết thêm mai […]

Đọc tiếp »

Chân dung một văn nô kệch cỡm

Th10 7, 2019

Phạm Thị Hoài biên soạn Lời cảm ơn: Chân dung này được ghép từ những thông tin và nhận định nghiêm túc của nhiều tác giả, đã công bố trên báo chí và truyền thông tiếng Việt trong nước và hải ngoại. Tôi mong không bị khép vào tội đạo văn, vì đã không trực […]

Đọc tiếp »

Cô ấy làm thơ

Th9 26, 2019

Phạm Thị Hoài Những ngày trước khi Phạm Đoan Trang được trao Giải Tự do Báo chí 2019, tôi đã liên lạc với nhiều người trong cộng đồng Việt ở Berlin, định tổ chức một buổi giới thiệu sách của Trang. Berlin, 30 năm sau ngày bức tường bao bọc tuyến đầu xã hội chủ […]

Đọc tiếp »

Nhớ nhà, ra Đồng Xuân

Th2 15, 2018

Phạm Thị Hoài Khu thương mại mang tên Đồng Xuân của người Việt nằm ở Lichtenberg, một quận không nghèo nhất nhưng khá nghèo, không buồn nhất nhưng khá buồn, tỉ lệ thất nghiệp không cao nhất nhưng khá cao, giá thuê nhà không rẻ nhất nhưng khá rẻ, có lẽ xấu nhất và chắc […]

Đọc tiếp »

Bó hoa tươi thắm

Th11 10, 2017

Phạm Thị Hoài Cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” ở Hà Nội, cuộc hội ngộ được coi là lịch sử của một trăm nhà văn được coi là tiêu biểu ở trong và ngoài nước đã kết thúc như chưa hề diễn ra, một phi […]

Đọc tiếp »

Tôi có biết gì đâu

Th3 15, 2017

Phạm Thị Hoài Cả hai đều tên Hương. Bà Nguyễn Thị Hương, công dân Úc, năm ngoái bị một tòa án tại Việt Nam tuyên án tử hình. Trong hành lí chuẩn bị bay về Úc của bà có 36 bánh Shinzui Skin Lightening Soap nhân bạch phiến, tổng cộng 1,6 kg. Bà cụ 73 […]

Đọc tiếp »

Tình yêu thời Trump

Th2 1, 2017

Phạm Thị Hoài Nhân dịp Tết dân tộc và một lần nữa chuyện cờ quạt, tôi đã thử hình dung cặp tình nhân giàu tiềm năng thông điệp nhất trong thế giới người Việt, ông Hoàng nàng Ngọc tạo dáng bên nhau: Nàng, trong bộ đầm lụa mỏng tang nhẹ hơn hơi thở, đủ hở […]

Đọc tiếp »

Goodbye Việt cộng

Th4 30, 2016

Phạm Thị Hoài Một lần đi cắt tóc trong khu buôn bán của người Việt hai mươi năm trước, tôi ngạc nhiên thấy thợ bỏ công chăm chút tỉ mỉ. Dùng kéo nhỏ, cắt thận trọng từng lọn, hơn ba mươi phút cho mái tóc luôn rất ngắn của tôi. Bình thường dịch vụ của […]

Đọc tiếp »

Việt Nam sushi

Th3 5, 2016

Phạm Thị Hoài Món thịt lợn rim nước mắm ngon nhất trong đời tôi không xảy ra ở Hà Nội, Sài Gòn, Hong Kong, Singapore, Paris Quận 13 hay California Quận Cam. Mà ở Berlin. Nhưng không ở Chợ Đồng Xuân hay một trong hàng trăm tiệm ăn Việt Nam nối nhau mọc lên những […]

Đọc tiếp »

Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức

Th7 28, 2015

Phạm Thị Hoài Có lần tôi đi một phiên tòa xử nhanh hai thanh niên Việt Nam ăn trộm trong cửa hàng. Một chàng diện Nike Air Max chói chang Một chàng quần bò Dolce Gabbana rất xước. Cả hai đều mới sang Đức hai tuần trước, đơn xin tị nạn còn chưa nộp. Họ […]

Đọc tiếp »

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh – Phần 3: Thoát Trung, thoát Cộng

Th5 27, 2014

Xem kì 1, kì 2 và toàn bài trong bản PDF Lý Kiến Trúc: Ông vừa đề cập một động thái mới diễn ra ở Biển Đông, với giàn khoan HD-981 của Trung Quốc. Theo ông, động thái đó thể hiện ý đồ xâm lược, ý đồ Hán hóa Biển Đông của Trung Quốc đến […]

Đọc tiếp »

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh – Phần 2: Con đường đổi mới

Th5 26, 2014

Xem kì 1: Nhóm Đà Lạt Lý Kiến Trúc: Xin được trở lại với ông Mai Thái Lĩnh. Thưa ông, năm xưa ông đã thoát ly môi trường đang sống để đi theo cộng sản, bây giờ ông lại từ bỏ Đảng Cộng sản. Trải qua một quá trình lâu dài và qua nhiều chế […]

Đọc tiếp »

Lý Kiến Trúc phỏng vấn Hà Sĩ Phu và Mai Thái Lĩnh – Phần 1: Nhóm Đà Lạt

Th5 25, 2014

Trong dịp về nước thăm quần đảo Trường Sa theo lời mời của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn cuối tháng Tư vừa qua, nhà báo Lý Kiến Trúc từ Nam California có dịp gặp gỡ hai thành viên của nhóm Thân hữu Đà Lạt, ông Hà Sĩ Phu và ông Mai Thái Lĩnh. […]

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Nguyễn Quốc Quân – Không có nỗi sợ nào nhỏ hơn nỗi sợ nào

Th10 26, 2013

Phạm Thị Hoài thực hiện Phạm Thị Hoài: Thưa ông Nguyễn Quốc Quân, những chuyển động gần đây nhất tại Việt Nam cho thấy nhu cầu hình thành các tổ chức chính trị và xã hội dân sự ngoài vòng kiểm soát của Đảng Cộng sản đã được công khai phát biểu. Ông đánh giá […]

Đọc tiếp »

Trí thức hải ngoại: Chúng ta cùng đơn ca? (2)

Th10 6, 2013

Từ Linh (Xem kì 1 hoặc toàn bài trong bản PDF) 6. Thiếu phản biện, thừa nể nang? Trong sinh hoạt trí thức, chính trị, xã hội, tôn giáo của người Việt hải ngoại, nhìn chung, có lẽ cũng còn quá ít “văn hóa phản biện” trong khi có quá nhiều “văn hóa nể nang”. […]

Đọc tiếp »

Trí thức hải ngoại: Chúng ta cùng đơn ca? (1)

Th10 5, 2013

Từ Linh Lời thưa Sau này, người viết sử về Việt Nam giai đoạn hiện tại có lẽ sẽ phải nhắc tới vai trò quan trọng của giới trí thức Việt Nam trong nước trong việc vực dậy xã hội dân sự: Họ nắm bắt thực tại, tụ lại, cùng nhau đưa ra lối thoát, […]

Đọc tiếp »

Người mình

Th8 7, 2013

Người mình

Tưởng Năng Tiến “Mỗi công dân Việt Nam, nếu cố gắng vượt qua sự sợ hãi và vô cảm thì chắc chắn sẽ chấn hưng được dân khí. Dân khí mạnh buộc kẻ ác phải chùn tay và phải cư xử đúng mực.” Võ Thị Hảo Chinh nhân, lữ khách, người viễn xứ, kẻ tha […]

Đọc tiếp »

Bao giờ em sẽ dẫn con về thăm nhà?

Th6 21, 2013

Bao giờ em sẽ dẫn con về thăm nhà?

Phạm Thị Hoài Em đến nước Đức như một dãy số không dàn hàng ngang. Không gia đình. Không nghề nghiệp. Không bằng cấp. Không học vấn. Không ngoại ngữ. Không một xu dính túi. Tất nhiên là không hộ chiếu, không thị thực nhập cảnh. Không cả nhan sắc. Đến chơi nhà, tôi còn […]

Đọc tiếp »

Ba thao tác giúp báo Người Việt triệt để sửa sai

Th7 16, 2012

Phạm Thị Hoài Đây không phải lần đầu tiên Người Việt gặp rắc rối với cộng đồng nuôi sống và giúp nó trở thành tờ nhật báo tiếng Việt lớn nhất ở hải ngoại. Nó đã nhiều lần xin lỗi và tái xác nhận xin lỗi cộng đồng, chân thành rút kinh nghiệm và sa […]

Đọc tiếp »

Lịch sử bị gián đoạn: sự sống sau cái chết thể xác trong tác phẩm hư cấu của miền Nam Việt Nam và các cộng đồng diasporic Việt

Th5 7, 2012

Nguyễn-Võ Thu-Hương Cao Hùng Lynh dịch Trong “Lời Nguyện Trong Không” của Nguyễn Mạnh Côn, cô em gái của người kể chuyện cho biết: “Chồng em tin rằng cái cảnh tượng được tạo ra do ý muốn của một anh hồn có thể được thông báo cho chân không để chân không tạo nên cảnh tượng […]

Đọc tiếp »

Hai con số

Th3 5, 2012

Phạm Thị Hoài

Sau hai tuần kể từ ngày 14.2.2012, Kiến nghị khẩn cấp của công dân Việt Nam về vụ Tiên Lãng nhận được 1361 chữ kí, thu thập trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện.

Gần như cùng thời gian đó, từ ngày 7.2.2012, Thỉnh nguyện thư đòi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang và đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam nhận được 124898 chữ kí, thu thập trên website của Tòa Bạch ốc Hoa Kỳ, lúc tôi viết những dòng này.

Khoảng cách giữa hai con số này càng nổi bật, nếu đem tỉ lệ 1361 trên 90 triệu người Việt trong nước, chưa kể người Việt ở nước ngoài, đặt cạnh tỉ lệ 124898 trên vỏn vẹn 2 triệu người Việt tại Mỹ.

Cho đến nay những kiến nghị khởi xướng ở trong nước, có sự tham gia của cả người Việt ở nước ngoài, thường không vượt quá con số 2000 chữ kí. Tôi đã tin rằng Kiến nghị Tiên Lãng sẽ phá nhiều lần kỉ lục đó. Sự kiện Tiên Lãng hiện diện ở mức chưa từng có trên truyền thông Việt Nam từ nhiều thập kỉ nay. Sức chấn động của nó lan đến tận những tầng lớp xã hội vốn không ở hoàn cảnh có thể quan tâm tới những vấn đề nằm ngoài cuộc sinh tồn thường nhật của mình, để kí vào những kiến nghị chẳng hạn như Kiến nghị dừng khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Bối cảnh của sự kiện Tiên Lãng, sau kết luận chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng cho phép người tham gia kí tên có thể trút bỏ nỗi sợ bị coi là chống phá, phản động, một nỗi sợ đã kéo dài và chi phối lối sống của người Việt tới mức xứng đáng trở thành di sản văn hóa Việt Nam. So với Kiến nghị thả tự do cho Cù Huy Hà Vũ mà dù nhóm khởi xướng đã thận trọng “chưa mở rộng ra những người nằm trong các tổ chức bị Nhà nước Việt Nam coi là ‘chống phá nước CHXHCN Việt Nam’” nhưng vẫn bị quây bởi vị trí bấp bênh của 51% bàng thống và 49% đối lập, Kiến nghị Tiên Lãng rộng đường hơn rất nhiều, thậm chí có thể trở thành kiến nghị của công dân đầu tiên đường hoàng tiến vào khu vực chính thống. Nhưng nó dừng lại ở 1361 chữ kí.

Đọc tiếp »

Phỏng vấn Hoàng Ngọc Diêu – Tôi không hề bị quê hương từ chối

Th1 15, 2012

Phạm Thị Hoài thực hiện

Phạm Thị Hoài: Chào anh Hoàng Ngọc Diêu, anh vừa được biết mình là một persona non grata với quê hương?

Hoàng Ngọc Diêu: Thưa chị, tôi vừa hoàn tất một cuộc du hành kéo dài 22 giờ đồng hồ. Trong đó có gần 9 giờ bay từ Sydney về sân bay Tân Sơn Nhất, gần 5 giờ bị giữ ở sân bay Tân Sơn Nhất và gần 9 giờ đồng hồ để bay ngược lại Sydney. Sự việc bắt đầu từ lúc 11 giờ 30 sáng ngày 11 tháng 1 và kết thúc vào 9 giờ 30 sáng ngày 12 tháng 1 năm 2012. Tôi về Việt Nam lần này là để tham gia diễn thuyết một đề tài kỹ thuật chuyên ngành trong hội thảo kỹ thuật “Tetcon 2012” ở Trung tâm Thông tin Hợp tác Quốc tế Thông tấn tại TP.HCM ngày 13 tháng 1 năm 2012. Đây là một cuộc hội thảo hợp pháp, đã được Sở Thông tin Văn hoá và Ủy ban Nhân dân TPHCM cho phép. Tôi dự định sau đó sẽ tranh thủ thì giờ để ra Nha Trang thăm gia đình trong chuyến đi chớp nhoáng chỉ gói ghém trong 5 ngày này. Thế mà chuyến đi đành phải kết thúc bất ngờ ngay khi tôi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, và tôi đành phải quay về Úc với tâm trạng của một người “lưu vong chính thức”.

Đọc tiếp »