Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Lạc vào trăng

Th10 31, 2023

Phạm Thị Hoài Chỉ gồm ba từ khóa, ba danh từ biểu thị những nội dung cụ thể và rõ ràng trong mọi ngôn ngữ: killer, flower, moon – sát thủ, hoa, trăng – song nhan đề bộ phim mới của Martin Scorsese cũng đang chiếu ở Việt Nam, Killers of the Flower Moon một […]

Đọc tiếp »

Trước kia toàn bộ chiến thuật thời trang của tôi là phòng thủ

Th2 17, 2023

Phạm Thị Hoài Trước kia toàn bộ chiến thuật thời trang của tôi là phòng thủ. Giữ, đỡ, che chắn một pháo đài hình trụ quá ngắn và quá vô lý, lép chỗ cần lồi để lồi chỗ cần lép. Tôi không thể đàng hoàng đi giày bệt vì sợ lệt xệt làm một chiếc […]

Đọc tiếp »

Gốc

Th2 6, 2022

Phạm Thị Hoài Mỗi lần nghe nhắc, mất gốc là nghệ sĩ mất nguồn sáng tạo, tôi lại có cảm giác không yên ổn. Như thể mình đang là một công dân đứng đắn của quốc gia nghệ thuật mà thỉnh thoảng đội bảo vệ cứ gõ cửa, hỏi mình có cần họ giúp gì […]

Đọc tiếp »

Đảm đang tôm rang hành mỡ

Th3 8, 2021

Phạm Thị Hoài Trong vòng ba năm qua, mỗi lần thả hai chữ đảm đang vào ứng dụng dịch thuật của Google tôi đều nhận được một kết quả không thay đổi, theo đó đảm đang trong tiếng Anh là guaranteed. Máy dịch Google mà tôi ngưỡng mộ như một đồng nghiệp lớn, tuyệt đối […]

Đọc tiếp »

Thanh điệu

Th2 15, 2021

Thanh điệu Phạm Thị Hoài Chị ngồi ở mép giường, như một đụn dấu hỏi tuột khỏi nguyên âm. Từ phút đầu, căn hộ một phòng chèn hoa nhựa và che bằng họa báo của chị đã báo hiệu một thanh điệu lạc. Tôi quan niệm nghề viết cuối cùng là biến mọi thứ thành […]

Đọc tiếp »

Sạch ngữ âm

Th1 2, 2020

Phạm Thị Hoài Nếu bạn ngọng lờ-nờ và làm nghề đầu bếp, ra chợ hỏi mua cá nóc, cuối cùng vẫn xách cá lóc về nhà, thì không có gì thật sự đáng báo động. Song nếu bạn kiêm cả bồi bàn tiếp khách thì câu chuyện đã khác. Trừ khi bạn trưng biển “Ở […]

Đọc tiếp »

Dấu. Chấm.

Th4 4, 2019

Dấu. Chấm.

Phạm Thị Hoài Tết Kỷ Hợi vừa rồi, nguyên thủ quốc gia Nguyễn Phú Trọng gửi một bức thư viết tay đến cô giáo dạy ông thời tiểu học. Tác phẩm này đóng góp bao nhiêu phần vào sự nghiệp của ông, tôi không dự đoán được; song ở đó có một chi tiết nhỏ […]

Đọc tiếp »

Chữ nghĩa một thời: Thằng Kên và cán binh Tuân

Th9 7, 2018

Phạm Thị Hoài Khi Thượng Nghị sĩ John McCain qua đời, có hai văn bản được những người Việt quan tâm đem ra đọc lại. Một, tùy bút “Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào” của Nguyễn Tuân; và hai, hồi ký của John McCain về năm năm rưỡi […]

Đọc tiếp »

Dự án Hán-Anh

Th9 6, 2017

Phạm Thị Hoài Những năm cuối 80, khi thập kỷ cộng sản tương tàn ở châu Á dần kết thúc, Việt Nam sắp rút quân khỏi Cam Bốt và chuẩn bị lên đường tới Thành Đô, tôi xin đi học chữ Hán ở Hà Nội. Với giấy giới thiệu của Viện Sử học. Đó là […]

Đọc tiếp »

Trính tã

Th8 22, 2017

Phạm Thị Hoài Thời còn làm báo nhiều năm trước, tôi đã từ chối một bài viết mà không đọc, vì tác giả bài đó kết thúc mấy dòng thư gửi đến tòa soạn bằng lời chào trân thành. Chính tả nhìn chung là phép cư xử với ngôn ngữ, không hơn không kém, và […]

Đọc tiếp »

Vòng ma trận đỏ

Th9 20, 2016

Phạm Thị Hoài Nếu không có câu chuyện ngôn ngữ, suýt nữa tôi đã bỏ sót show diễn “Trịnh-Nguyễn phân tranh”. Một ông Trịnh Xuân Thanh nào đó ném thẻ Đảng – bảo bối vô giá của cuộc đời ông cho đến khi nó thành vô giá trị – vào mặt một ông Nguyễn Phú […]

Đọc tiếp »

Ba ghi chú về chuyện tiếng Anh

Th5 29, 2015

Phạm Thị Hoài 1. Ông Tarō Asō, cựu Thủ tướng và đương kim Bộ trưởng Tài chính Nhật, có lần đưa ra nhận định rằng sở dĩ Nhật hầu như không bị cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 ảnh hưởng, không phải vì các ngân hàng Nhật lành mạnh, mà đơn giản […]

Đọc tiếp »

Uy tín của báo Văn Nghệ

Th11 29, 2013

Uy tín của báo Văn Nghệ

Phạm Thị Hoài Chuyện không thể lãng xẹt hơn: Một nhân viên sân golf tại một khu du lịch bị truy tố về tội trộm cắp tài sản của khách. Một nhà thơ, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Hòa, phóng viên báo Văn Nghệ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm […]

Đọc tiếp »

Công thức viết thư chúc Tết

Th2 3, 2013

Phạm Thị Hoài Công thức này rút từ “Thư chúc mừng năm mới” năm 2011, năm 2012 và năm 2013 của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, người đứng đầu ngành văn hóa Việt Nam. Mở đầu Mừng Xuân mới + tên năm (thí dụ: năm Quý Tỵ), thay mặt + tên cơ quan (thí dụ: […]

Đọc tiếp »

Trường hợp “Bác Hồ”

Th11 30, 2012

Phạm Thị Hoài Sau đề nghị của tôi về xưng hô, nhiều độc giả lưu ý rằng cha đẻ của cách xưng hô gia đình hóa trong xã hội Việt Nam thời đại xã hội chủ nghĩa là vị “cha già dân tộc”, người tự xưng là “Bác Hồ”. Theo tôi trường hợp “Bác Hồ” […]

Đọc tiếp »

Một đề nghị về xưng hô

Th11 11, 2012

Phạm Thị Hoài Có thể các bạn không biết nên chọn cách xưng hô nào thích hợp hơn trong hệ đại từ nhân xưng thường được ca ngợi là phong phú của tiếng Việt. Có thể các bạn coi đó chỉ là việc nhỏ không đáng bận tâm. Có thể các bạn thấy việc tự […]

Đọc tiếp »

Vào cuộc

Th3 31, 2012

Cao Hùng Lynh

Trong những năm gần đây, từ “vào cuộc” xuất hiện một cách dày đặc trên báo chí nhà nước, bên cạnh những từ như “quyết liệt,” “trăn trở,” “bức xúc.” Thử google “vào cuộc,” ta gặp nhan nhản các tựa đề bài báo, chẳng hạn, như sau: Cơ quan chức năng vào cuộc vụ “Rợn người đò ngang Nam Phong”, Vụ xì nước đập thủy điện Sông Tranh 2: Bộ Xây dựng vào cuộc, Công an vào cuộc điều tra chất tạo nạc, Thủ tướng vào cuộc vụ đại gia thủy sản nợ tiền nông dân, Quốc hội vào cuộc chuyện lạm thu tiền trường, Đoàn ĐBQH Hải Phòng vào cuộc vụ Tiên Lãng, Mặt trận Tổ quốc vào cuộc vụ cưỡng chế đất đai ở Hải Phòng,… Tại sao có hiện tượng “vào cuộc?”

Dễ thấy, “vào cuộc” tạo cảm giác chủ ngữ của nó không liên can gì đến những rợn người đò ngang hay xì nước đập thủy điện. Và tất nhiên, khi tính nghiêm trọng của sự việc được/bị gia tăng đến mức độ Tiên Lãng, thì “vào cuộc” sẽ lập tức… vào cuộc, hòng làm cho tình trạng liên can của chủ ngữ cũng theo đó mà thoái dần về phía ngược lại, phía zéro. Do vậy, “vào cuộc”, xét cho cùng, đã đẩy chủ ngữ ra bên ngoài mọi sự, để hắn ta có thể lừng lững bước vào trong cuộc, với tư thế của một phán quan mặt sắt, mà ban phát công lý, đương nhiên là ảo, cho dân đen. Thế là “vào cuộc”, như một chiếc khăn, được sử dụng để lau sạch những lem lúa trên khuôn mặt khó coi của chủ ngữ.

Đọc tiếp »