Th9 30, 2012
Phạm Thị Hoài Trong phỏng vấn của tạp chí Mốt & Cuộc sống tuần vừa rồi, hoa hậu Lại Hương Thảo cho biết trên người mình toàn đồ Trung Quốc, hàng nhái, từ Chanel đến Hermès. Cô tin vào chính con người mình hơn vào đống hàng hiệu và ý thức rõ là ăn mặc […]
Đọc tiếp »
Th9 8, 2012
Phạm Thị Hoài Theo dõi vụ án Hoàng Khương, tôi cho rằng trong niềm hăng say tác nghiệp của một nhà báo dấn thân chống tiêu cực, ông đã hoặc không ý thức rõ việc mình vượt quá ranh giới hợp pháp, hoặc chấp nhận sự vượt quá này với niềm tin rằng nó sẽ […]
Đọc tiếp »
Th8 4, 2012
Lê Trần Huy Phú pro&contra – Từ hôm qua, 03/8/2012 đến hết cuối tuần này, lần đầu tiên Ngày hội của Người Đồng tính (Viet Pride) diễn ra tại Hà Nội, một tín hiệu rõ ràng về sự cởi mở hơn của xã hội Việt Nam trong lĩnh vực này. Trong bài viết sau đây, […]
Đọc tiếp »
Th7 30, 2012
Phạm Thị Hoài Bị một bãi nước bọt nhổ vào mặt là phải chịu bao nhiêu phần trăm tỉ lệ thương tật? 0%, kể cả trước khi rửa. Ở Đức, hành vi đó bị coi là xâm phạm cơ thể. Bật nhạc quá to trước 6 giờ sáng và sau 8 giờ tối là xâm […]
Đọc tiếp »
Th2 29, 2012
Phạm Hồng Sơn
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc tại Hà Nội vào ngày 30/10/1956, đã có bài diễn văn phê bình Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) và chính sách xử lý, sửa sai CCRĐ của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN, lúc đó có tên là Đảng Lao động Việt Nam).
Đề cập cụ thể tới biến cố CCRĐ, nhưng Nguyễn Mạnh Tường không sa vào các chi tiết, vấn đề cục bộ. Ngay từ đầu, không hề úp mở, Nguyễn Mạnh Tường đã chẩn đoán xác định trách nhiệm cao nhất về CCRĐ nằm ở sự lãnh đạo của ĐCSVN, ông nói:
“Chủ yếu tôi sẽ phê phán và truy nguyên các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, nhưng theo ý tôi các sai lầm này chỉ là biểu hiện điển hình và bi đát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của Đảng Lao động…
Tại sao tôi lại tin như vậy? Là vì, không những trong Cải cách Ruộng đất chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết thê thảm. Do đó, nếu chỉ cục bộ hóa các sai lầm, chúng ta không thể rút được bài học kinh nghiệm.”
Có thể do hiểu được tâm lý e ngại của cử tọa khi động chạm tới ĐCSVN, ông lại mạnh mẽ nêu rõ trách nhiệm đó một lần nữa: “các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải cách Ruộng đất này chỉ là những biểu hiện cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo của Đảng Lao động.”
Sau khi xác định rõ trách nhiệm cao nhất về CCRĐ phải thuộc giới lãnh đạo của ĐCSVN, Nguyễn Mạnh Tường đề cập tới các sai lầm có tính kỹ thuật trong CCRĐ, đó là vấn đề pháp lý, đúng hơn là sự bất chấp pháp lý, coi khinh pháp luật của những người thực hiện CCRĐ. Với một sự chân thành tha thiết Nguyễn Mạnh Tường như muốn dốc hết những kiến thức cơ bản về pháp luật để thuyết phục cử tọa:
Đọc tiếp »
Th1 12, 2012
Phạm Thị Hoài
Bản án kịch khung 18 năm tù cho Lê Văn Luyện đang gây phẫn nộ trong dân chúng. “100 % người dân đồng tình xử tử Lê Văn Luyện” là ý kiến một độc giả trên VnExpress. Vô số độc giả trên khắp các diễn đàn khác hô “Giết! Giết!”. Thất vọng vì giới hạn của luật pháp, họ tìm ra những hình phạt khác. Người đề nghị, phải “treo nó lên ngoài phố, mỗi người đi qua xẻo một miếng, bao giờ nó chết thì ném xuống sông”, “phải tháo khớp rút gân cho nằm đó chờ chết”, “giam chung nó với giang hồ miền Nam Á cho nếm mùi địa ngục mỗi ngày trong suốt 18 năm trời. Sau đó thả nó về với đời nhưng công khai và không có bảo vệ để sau 18 năm địa ngục, người dân cho nó nếm mùi tử thần”. Người tiên đoán, “tên Lê Văn Luyện sẽ được xóa sổ trong một ngày gần nhất. Nếu y không nhận được bản án thích đáng từ pháp luật thì cũng bị bạn tù làm thay cái điều mong muốn của bạn đọc.” Trên trang Facebook “Một triệu chữ ký đề nghị tử hình Lê Văn Luyện“, một thành viên đưa ra giải pháp: “Tòa không xử tử hình thì chém bỏ mẹ tòa đi”.
Đọc tiếp »