Tác giả

Chuyên mục

Trang

Thomas A. Bass – Phản hồi độc giả nhân lần xuất bản tại Berlin

Th11 12, 2014

Trần Lê Quỳnh dịch

Bài liên quan:

Cuốn sách về một điệp viên không hoàn hảo
Những chỗ bị kiểm duyệt sửa đổi và cắt bỏ trong bản dịch cuốn “Điệp viên Z21. Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ” của Thomas A. Bass
Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (1)
Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (2)
Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (3)
Rừng Sát: Về việc bị kiểm duyệt ở Việt Nam (4)
Bản dịch trọn vẹn: Thomas A. Bass – Điệp viên yêu chúng ta. Chiến tranh Việt Nam và trò chơi nguy hiểm của Phạm Xuân Ẩn
Nhà báo và nhà kiểm duyệt (1)
Trao đổi lại với ông Thomas A. Bass về phần biên tập ban đầu cuốn sách của ông mà tôi tham gia

Cho phép tôi xác minh các nguồn tin và phương pháp được dùng cho bài viết về “Kiểm duyệt ở Việt Nam”. Là một phần của một nghiên cứu rộng hơn, bài tiểu luận kể lại chuyện cuốn sách của tôi về ông Phạm Xuân Ẩn đã bị kiểm duyệt như thế nào. Tôi miêu tả các trao đổi xung quanh chủ đề này, cũng như những lần gặp một số trong những người chịu trách nhiệm kiểm duyệt cuốn sách. Thông thường, tôi đến những cuộc hẹn này – đã được thu xếp để trao đổi về trải nghiệm riêng của tôi cũng như vấn đề kiểm duyệt nói chung – với một hoặc hai người phiên dịch và một cuốn sổ tay để ngỏ để ghi chép những trao đổi on the record.

Những người chịu nói chuyện với tôi là những người tốt. Họ trọng danh dự, bị chính quyền ép phải kiểm duyệt trái ý muốn của họ. Những người từ chối nói chuyện với tôi chính là những người điều hành hệ thống này, những quan chức giúp hệ thống hoạt động. Tôi chịu ơn những người đã nói chuyện với tôi, đó là những con người dũng cảm. Tôi đã cố gắng tường thuật trung thực về một tình thế nan giải khiến tất cả chúng ta đều khó xử.

Không ai buộc phải nói chuyện với tôi nếu họ không muốn. Tôi không hề tường thuật những chủ đề mà người đối thoại yêu cầu trước là phải giữ kín. Không một tư liệu nào trong bài của tôi được thu thập bằng một cách nào khác những phương pháp chuẩn mực khi phóng viên phỏng vấn các đối tượng và tường thuật các cuộc trao đổi. Tôi cũng cần nói thêm rằng chuyến thăm Hà Nội gần đây của tôi mở đầu bằng một buổi nói chuyện công khai, tại đó tôi đã nói về kiểm duyệt ở Việt Nam và về dự định công bố một ấn bản không bị kiểm duyệt của cuốn sách. Sau buổi đó, những ai nói chuyện với tôi hẳn phải biết tôi là một tác giả điều tra về tình trạng kiểm duyệt và chuẩn bị viết về đề tài này.

Sau cùng, tôi muốn nói rằng bài tiểu luận đó đã được gửi trước để xem lại. Vài tuần trước khi bài được công bố, tôi đã gửi cho những người liên quan những đoạn có trích dẫn lời của họ. Tôi bảo họ, “Cứ thoải mái chữa lại những sai sót mà tôi có thể phạm phải, hoặc thay đổi lời trích, nếu cách viết lại có thể giúp làm rõ hay diễn tả suy nghĩ của bạn đúng hơn.” Không một ai hồi âm lời mời của tôi. Bây giờ tôi vẫn giữ nguyên lời mời ấy.

Một số độc giả dường như đã sửng sốt khi biết bài viết của tôi lại xuất hiện trước bằng tiếng Việt. Tôi hình dung được rằng chuyện này có thể gây e ngại. Mùa Xuân năm ngoái, khi làm việc ở Tunisia, tôi hiểu được cách chính quyền Ben Ali ngăn chặn tin tức. Vì không được phép tường thuật diễn biến thời sự, các phóng viên đã ngầm tiết lộ tin tức cho Pháp. Khi một bản tin được đăng trước trên tờ Le Monde thì ở Tunisia người ta có thể tường thuật lại, vì đó là tin đã xuất hiện trên báo chí nước ngoài. Lúc này đây, tôi chỉ có thể giải thích rằng Việt Nam là nơi nhận tin đầu tiên.

Tôi viết bài tiểu luận về kiểm duyệt ở Việt Nam như lời giới thiệu cho bản thảo cuốn sách được khôi phục. Tôi đã ký một hợp đồng với công ty xuất bản Việt Nam, cho phép tôi công bố bản dịch không bị kiểm duyệt, sáu tháng sau khi ấn bản kiểm duyệt ra mắt tại Việt Nam, với chi phí của riêng tôi. Vì bản thảo đã khôi phục sẽ được công bố bằng tiếng Việt nên lời giới thiệu cũng cần ra mắt bằng tiếng Việt. Việc bài của tôi được in trước bằng tiếng Anh, tiếng Urdu, tiếng Ba Lan hay tiếng Việt không quan trọng. Thế giới văn thư đầy những ví dụ về các tác giả cho tác phẩm ra mắt trước trong những ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của mình.

Những lần đến Việt Nam gần đây, đi đâu tôi cũng nghe mọi người bảo rằng mình không được phép nói về những chủ đề “nhạy cảm”. Họ không thể nói về “x” vì nó nhạy cảm, hoặc không được viết về “y” vì nó nhạy cảm. Nhưng đồng thời, mọi người đều khẳng định với tôi rằng họ đã biết hết về “x” và “y”. Người ta quả quyết rằng mình nhìn ra những góc khuất, đọc thấy những dòng đã xóa trên các trang sách bị kiểm duyệt. Tôi viết về những chủ đề nhạy cảm vì cho rằng, đã đến lúc phải khôi phục những dòng đã bị biến mất.

11/10/2014

Bản tiếng Việt © Trần Lê Quỳnh & pro&contra & Thomas A. Bass

*

Bản tiếng Anh

BERLIN REJOINDER

Thomas A. Bass

Allow me to clarify the sources and methods for my essay on “Censorship in Vietnam.” Part of a larger study, the essay recounts how my book on Pham Xuan An was censored. I describe my correspondence on the subject and my meetings with some of the people responsible for censoring my book. I customarily arrived at these meetings—which were arranged to discuss my personal experience and censorship in general—with one or two translators and an open notebook, in which I recorded conversations that were on the record.

The people willing to talk to me were the good guys. They were the honorable ones, dragooned into censorship against their will, because the government demands it. The people who refused to talk to me are the ones who run this system, the apparatchiks who keep it humming. To the people who spoke to me, the brave ones, I owe my great thanks. I tried to report honestly on a dilemma that perplexes us all.

No one had to talk to me if he or she didn’t want to. I didn’t report on subjects that people asked me (in advance) to hold in confidence. None of the material in my essay was collected by any means other than the standard methods by which journalists interview subjects and report conversations. I should also mention that my recent visit to Hanoi began with a public lecture in which I discussed Vietnamese censorship and my plans to publish an uncensored version of my book. Everyone talking to me after this would have known that I was an author investigating censorship and preparing to write about it.

Finally, I should note that my essay was submitted for review. A few weeks before the piece was published, I sent the sections in which people were quoted to the people in question. “Please feel free to correct any mistakes that I may have made or alter quotations, if the new wording clarifies or better expresses your thoughts,” I said. No one took me up on my offer. The offer still stands.

Apparently, there is also some consternation about the fact that my essay is appearing first in Vietnamese. I can imagine how this might be unsettling. I was working last spring in Tunisia, where I learned how news was covered under the Ben Ali regime. Not being allowed to report what was happening, journalists leaked their stories to France. After Le Monde broke a story, it could be reported back to Tunisia, as an item appearing in the foreign press. At this point, all I can offer by way of explanation is that Vietnam is getting the news first.

I wrote my essay on Vietnamese censorship as the introduction to the restored manuscript. I had signed a contract with my Vietnamese publishing company that allowed me —at my own expense—to publish an uncensored translation of my book, six months after the censored version appeared in Vietnam. Since the restored text was going to be published in Vietnamese, the introduction would also have to be in this language. It is irrelevant whether my essay was published first in English, Urdu, Polish, or Vietnamese. The world of letters is replete with examples of writers whose work appeared first in tongues other than their own.

Everywhere I went in Vietnam during my recent travels I heard people say they weren’t allowed to talk about “sensitive” subjects.  They couldn’t talk about “x” because it was sensitive or report on “y” because it was sensitive. At the same time, everyone assured me that they knew all about “x” and “y.” People claimed they could see around corners and read lines erased from censored books. I am writing about sensitive subjects because I think it’s time to restore the missing lines.

11/10/2014

Bản tiếng Anh © Thomas A. Bass & pro&contra