Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Biên bản

Th3 27, 2012

Biên bản

Nguyễn Viện

Huế, năm 1968. Khi ấy ông H làm cán bộ đội tuyên truyền, nhìn thấy người bạn bị trói cùng với một đám “ngụy quân, ngụy quyền”. H hỏi T: “Sao ông lại ở đây?”. T bảo: “Tôi cũng không biết tại sao”. H nói với người chỉ huy: “Anh này là người của chúng tôi”. T được thả ra và xung vào nhóm đào công sự cho bộ đội Thanh Hóa. Mồ hôi chưa đổ bao nhiêu, một quả pháo rơi xuống, T bị thương và được chuyển về hậu phương chữa trị, nghiễm nhiên trở thành một chú thương binh bộ đội Cụ Hồ, thuộc tỉnh đội Thanh Hóa.

Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân thất bại, H cũng phải bỏ Huế chạy ra miền Bắc.

Đấy là một chiến trường khác, không súng đạn nhưng cũng không kém phần máu me của thân phận trí thức.

Họ đã thoát chết. Bây giờ cả hai đều là bạn tôi.

Tôi hỏi H này và một H khác cũng từng là sinh viên tranh đấu ở các đô thị miền Nam: “Theo chỗ tôi thấy, hình như đám tranh đấu các ông không được mấy trọng dụng sau ngày chiến thắng?”

H bảo: “Đó là vấn đề quan điểm”.

Nhưng H khác kể tôi nghe câu chuyện này: “Sau ngày giải phóng, ông Lê Đức Thọ vào Sài Gòn, ông nói với các đồng chí của mình về những người trí thức miền Nam theo cộng sản, đại ý: “Bọn tiểu tư sản trí thức này không tin được. Rồi cũng sẽ có ngày chúng nó quay lại chống mình”.

H bảo, “Khi tôi ở miền Bắc, tôi đã chứng kiến cái cảnh kiêu binh của bọn bần cố nông, tức cái đám bần cùng dốt nát nhưng được xem là cốt cán của chế độ. Cũng như tôi đã thấm đòn thân phận trí thức và nhận ra sự đểu cáng tột cùng của cái cơ chế bần cố nông kiêu hùng làm chủ đó”.

Tôi nói: “Và rồi đúng theo quan điểm lý luận về giai cấp. Thằng tiểu tư sản trí thức như ông đã quay lại chống Đảng?”

Đọc tiếp »