Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

Th4 28, 2012

Phỏng vấn Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn –Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài

Phạm Hồng Sơn thực hiện pro&contra: Hai anh em, ông Huỳnh Nhật Hải sinh năm 1943, ông Huỳnh Nhật Tấn sinh năm 1946, là những người, vào cuối năm 1988, đã cùng nhau tự ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đồng thời từ bỏ luôn những chức vụ đang đảm nhiệm kèm theo […]

Đọc tiếp »

Về đặc tính của văn hóa chính trị ta

Th4 25, 2012

Nguyễn Trung Lương Cách đây không lâu, trong một buổi nói chuyện về “Khai minh và trưởng thành” Bùi Văn Nam Sơn đã đưa ra một nhận định rất thú vị và cũng rất đắc ý. Ông nói: “Thế hệ cha tôi, nếu còn sống thì ông đã 110 tuổi, chưa thể hiểu khái niệm […]

Đọc tiếp »

Thế hệ F

Th4 16, 2012

Thế hệ F

Hồng Lanh Theo tờ Tiền Phong Online – cơ quan trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 10 sự kiện trong nước nổi bật năm 2011 là: Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XI; sôi động hoạt động đối ngoại; kinh tế tăng trưởng 5,9%, lạm phát vẫn cao; xây […]

Đọc tiếp »

Mèo vờn chuột

Th4 15, 2012

Phạm Thị Hoài Ở thời điểm truyền thông Việt Nam đang khâm phục chiến công của mình trong vụ Tiên Lãng, với sự “phối hợp tác chiến một cách rất hoàn hảo” của lề trái và lề phải, theo cách nói của nhà báo Đoan Trang trong bài viết xúc động về “Giọt nước mắt […]

Đọc tiếp »

Truy tìm một căn nguyên

Th4 11, 2012

Truy tìm một căn nguyên

Phạm Hồng Sơn Có thể nói chính cuộc đời Karl Marx (1818-1883) lại là chứng minh hùng hồn cho tính ưu việt, nhân bản của xã hội tư bản (captalist society) hơn hẳn mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa (socialist society) – mô hình do chính Marx quyết liệt đề nghị thay thế […]

Đọc tiếp »

Günter Grass – Điều phải nói

Th4 5, 2012

Phạm Thị Hoài

Bài thơ “Điều phải nói” (“Was gesagt werden muss“) của Günter Grass, nổi tiếng với tác phẩm Cái trống thiếc[i], được trao Giải Nobel Văn chương năm 1999, vừa công bố hôm qua đồng thời trên bốn tờ báo lớn: New York Times (Hoa Kỳ), La Repubblica (Ý), El Pais (Tây Ban Nha) và Süddeutsche Zeitung (Đức), đã ngay lập tức gây chấn động và phân cực dư luận Đức.

Mở đầu bằng câu hỏi:

Vì sao tôi đã im lặng, đã làm thinh quá lâu

trước điều hiển nhiên và được tập dượt trong những kịch bản

mà ở hồi kết chúng ta, những kẻ sống sót

cùng lắm chỉ là những chú thích.

tác gia 85 tuổi nói thẳng quan điểm của mình về xung đột quân sự Israel-Iran. Ông đã im lặng, vì vị thế của ông, một người Đức, có một quá khứ với “vết nhơ không bao giờ tẩy nổi” đối với người Do Thái, không cho phép ông “nói thắng sự thật đó với đất nước Israel” mà ông “đã gắn bó và muốn tiếp tục gắn bó“.

Vì sao mãi bây giờ,

già nua và với giọt mực cuối cùng tôi mới nói:

Đọc tiếp »