Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Tiên Lãng và Nguyễn Mạnh Tường

Th2 29, 2012

Phạm Hồng Sơn

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc tại Hà Nội vào ngày 30/10/1956, đã có bài diễn văn phê bình Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) và chính sách xử lý, sửa sai CCRĐ của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN, lúc đó có tên là Đảng Lao động Việt Nam).

Đề cập cụ thể tới biến cố CCRĐ, nhưng Nguyễn Mạnh Tường không sa vào các chi tiết, vấn đề cục bộ. Ngay từ đầu, không hề úp mở, Nguyễn Mạnh Tường đã chẩn đoán xác định trách nhiệm cao nhất về CCRĐ nằm ở sự lãnh đạo của ĐCSVN, ông nói:

Chủ yếu tôi sẽ phê phán và truy nguyên các sai lầm trong Cải cách Ruộng đất, nhưng theo ý tôi các sai lầm này chỉ là biểu hiện điển hình và bi đát nhất của những thiếu sót trong sự lãnh đạo của Đảng Lao động…

Tại sao tôi lại tin như vậy? Là vì, không những trong Cải cách Ruộng đất chúng ta đã phạm sai lầm nghiêm trọng mà cả trong nhiều khu vực khác nữa. Trong các khu vực này, sai lầm cũng đã đưa một số người trong quần chúng đến cái chết thê thảm. Do đó, nếu chỉ cục bộ hóa các sai lầm, chúng ta không thể rút được bài học kinh nghiệm.

Có thể do hiểu được tâm lý e ngại của cử tọa khi động chạm tới ĐCSVN, ông lại mạnh mẽ nêu rõ trách nhiệm đó một lần nữa: “các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải cách Ruộng đất này chỉ là những biểu hiện cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo của Đảng Lao động.

Sau khi xác định rõ trách nhiệm cao nhất về CCRĐ phải thuộc giới lãnh đạo của ĐCSVN, Nguyễn Mạnh Tường đề cập tới các sai lầm có tính kỹ thuật trong CCRĐ, đó là vấn đề pháp lý, đúng hơn là sự bất chấp pháp lý, coi khinh pháp luật của những người thực hiện CCRĐ. Với một sự chân thành tha thiết Nguyễn Mạnh Tường như muốn dốc hết những kiến thức cơ bản về pháp luật để thuyết phục cử tọa:

Đọc tiếp »