Tác giả

Chuyên mục

Trang

Bài mới nhất

Đừng say bằng rượu rẻ tiền

Th10 17, 2012

Đừng say bằng rượu rẻ tiền

Murakami Haruki Phạm Nguyên Trường dịch Sách của Mạc Ngôn chắc chắn bán chạy hơn ở Nhật sau khi ông giành Giải Nobel Văn chương năm nay. Nhưng nếu một ứng viên sáng giá khác, nhà văn Nhật Murakami Haruki, trúng giải, điều tương tự sẽ không xảy ra tại Trung Quốc. Trong bối cảnh […]

Đọc tiếp »

Tôi bắt đầu cho rằng, quả thật, phái Tả có thể đúng

Th10 9, 2012

Charles Moore Bùi Xuân Bách dịch Bài báo nhỏ này đã gây nhiều sóng gió trên truyền thông châu Âu, vì tác giả của nó, nhà báo Anh kì cựu Charles Moore của tờ Telegraph, nổi tiếng là một người bảo thủ đến từng lỗ chân lông. Trên la bàn chính trị phương Tây, phe […]

Đọc tiếp »

Xã hội lí tưởng nằm ngoài khả năng của chúng ta

Th10 7, 2012

Nhà sử học marxist Eric Hobsbawm trả lời phỏng vấn Phạm Thị Hoài dịch Nhà sử học marxist đương đại nổi tiếng, ông Eric Hobsbawm, vừa qua đời ở tuổi 95. Thời gian gần đây tôi đọc ông nhiều hơn, tuy không đọc bộ ba tác phẩm của ông về một thế kỉ dài, thế […]

Đọc tiếp »

Vơi đầy với Campuchia

Th8 6, 2012

Phạm Đình Trọng 1.  Thăm thẳm Angkor Trở lại sau ba chục năm, tôi thấy đất nước Campuchia như không hề thay đổi. Ngút ngát tầm mắt vẫn chỉ có hai màu: Màu xanh mướt mát của thốt nốt, của dừa, của chòm xóm hiền hòa, bình yên và màu nâu nồng nàn của đất. […]

Đọc tiếp »

Ngồi cạnh cai tù

Th6 30, 2012

Ngồi cạnh cai tù

Phạm Thị Hoài Vài tuần trước ngày khai mạc Giải Euro 2012, để phản đối sự vi phạm nhân quyền của chính phủ Yanukovych qua vụ xét xử và chế độ giam giữ thủ lĩnh đối lập Tymoshenko, các thành viên Ủy ban Châu Âu đồng loạt tuyên bố không đến Ukraine xem đá bóng. […]

Đọc tiếp »

Aung San Suu Kyi – Tự do khỏi nỗi khiếp sợ

Th6 7, 2012

Lâm Yến dịch Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. Sự khiếp sợ đánh mất quyền lực làm tha hóa những kẻ đang nắm trong tay quyền lực và sự khiếp sợ bị quyền lực trừng phạt làm tha hóa những người đang nằm dưới tay quyền lực. […]

Đọc tiếp »

Günter Grass – Điều phải nói

Th4 5, 2012

Phạm Thị Hoài

Bài thơ “Điều phải nói” (“Was gesagt werden muss“) của Günter Grass, nổi tiếng với tác phẩm Cái trống thiếc[i], được trao Giải Nobel Văn chương năm 1999, vừa công bố hôm qua đồng thời trên bốn tờ báo lớn: New York Times (Hoa Kỳ), La Repubblica (Ý), El Pais (Tây Ban Nha) và Süddeutsche Zeitung (Đức), đã ngay lập tức gây chấn động và phân cực dư luận Đức.

Mở đầu bằng câu hỏi:

Vì sao tôi đã im lặng, đã làm thinh quá lâu

trước điều hiển nhiên và được tập dượt trong những kịch bản

mà ở hồi kết chúng ta, những kẻ sống sót

cùng lắm chỉ là những chú thích.

tác gia 85 tuổi nói thẳng quan điểm của mình về xung đột quân sự Israel-Iran. Ông đã im lặng, vì vị thế của ông, một người Đức, có một quá khứ với “vết nhơ không bao giờ tẩy nổi” đối với người Do Thái, không cho phép ông “nói thắng sự thật đó với đất nước Israel” mà ông “đã gắn bó và muốn tiếp tục gắn bó“.

Vì sao mãi bây giờ,

già nua và với giọt mực cuối cùng tôi mới nói:

Đọc tiếp »

Nước Đức đang hay

Th3 18, 2012

Nước Đức đang hay

Phạm Thị Hoài

Tổng thống Đức vừa được bầu hôm nay, ông Joachim Gauk, không đảng phái, nguyên là một mục sư Tin Lành, một nhà hoạt động nhân quyền thời CHDC Đức, người phụ trách việc xử lí di sản hồ sơ khổng lồ của mật vụ an ninh Đông Đức cũ (Stasi) trong 10 năm đầu tiên sau thống nhất. Đệ nhất phu nhân không phải là vợ ông, vì hai ông bà đã li thân từ hơn mười năm nay nhưng chưa li hôn, mà là bà Daniela Schadt, nhà báo, bạn đời của ông và dĩ nhiên chưa kết hôn với ông vì ông chưa li hôn. Nước Đức không thấy việc đó có gì đáng bàn, chỉ hơi khó xử nếu Giáo hoàng Biển Đức XVI, cũng là một người Đức, sang thăm chính thức. Thì tốt nhất là Giáo hoàng không sang thăm cho đỡ phiền.

Thủ tướng Đức, đã ở nhiệm kì thứ hai, bà Angela Merkel, là một phụ nữ cũng xuất thân từ Đông Đức, con gái một mục sư Tin Lành, tiến sĩ vật lí, mang họ của người chồng thứ nhất đã li hôn và hiện sống với người chồng thứ hai, một giáo sư hóa lượng tử tại Đại học Humboldt.

Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Philipp Rösler mới 39 tuổi, tiến sĩ y khoa, nguyên là trẻ Việt Nam mồ côi, sinh tại Sóc Trăng, được một gia đình Đức nhận làm con nuôi. Ông không biết tiếng Việt nhưng cũng không bị yêu cầu phải học tiếng Việt.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông Wolfgang Schäuble, tiến sĩ luật, một trong những bộ trưởng được đánh giá là làm việc hiệu quả nhất, bị liệt bán thân từ năm 1990 sau một vụ ám sát hụt và từ đó chấp chính trên xe lăn.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Guido Westerwelle, tiến sĩ luật, là người đồng tính luyến ái, sánh vai với bạn trai trong các thủ tục ngoại giao.

Thị trưởng thủ đô Berlin, ông Klaus Wowereit, cũng là người đồng tính luyến ái, nổi tiếng với lời tuyên bố “Tôi đồng tính luyến ái, và thế cũng là tốt”.

Đọc tiếp »

  Newer Entries »